Thursday 31 October 2013

Thời đại của sản phẩm miễn phí và cuộc chiến OTT


“Thời đại của sản phẩm miễn phí” Og3t khoái bảy chữ này.
Thủa xa xưa, nhà Nho Việt Nam viết ra áng văn mượt mà rồi chuyển cho bạn bè cùng thưởng thức. Được thiên hạ thưởng thức là vinh hạnh nên không ai bán văn tự và cũng không ai nghĩ tới chuyện cọp-bi-rai hay cọp-bi-rông gì ráo. Cái máu “văn chương là của chung thiên hạ” vẫn còn phảng phất ở giữa chúng ta. Thỉnh thoảng thấy bài hay của thiên hạ, Og3t biên thơ xin phép đăng lại thì câu trả lời thường là “... hân hạnh...”. Thỉnh thoảng, bạn đọc thấy bài hay cũng thường chuyển cho Og3t và thêm: “... bài này hay quá, ông già phổ biến cho càng nhiều người đọc càng hay...”.

Bỗng dưng, mấy ông bán chữ xuất hiện. Họ không phải là nguốc gốc đẻ ra tác phẩm. Mà chỉ là con buôn làm trung gian. Nên họ nhấn mạnh đến tiền bạc. Thế là có chợ chữ. Và có cọp-bi-rai.

Từ khi xuất hiện mạng lưới thông tin toàn cầu, một bên nhấn mạnh đến copyrights; bên kia chủ trương cho thiên hạ xài chùa. Hiển nhiên Og3t khoái bên thứ nhì hơn. Bên thứ nhì bao gồm các thứ Open Acess, Open Source, Creative Commons, Open Content, vân vân.

Bên cạnh các thứ đó, xin giới thiệu thêm nhiều sản phẩm miễn phí dùng chung với điện thoại tinh khôn  gọi là OTT do ông Trần Vinh Dự chia sẻ tại trang blog của Voatiengviet.com/

Og3t





Muốn gởi bài này cho bạn bè,
xin bấm mouse chọn
Twitter, email, Facebook hay Google+ 
ở lề bên trái.




Wednesday 30 October 2013

28 người Việt Nam bị Úc trả về nước

Theo tường trình hàng tuần của bộ chỉ huy cuộc hành quân Bảo vệ Biên Giới (Operation Sovereign Borders),
                                                                                           Tin tức người Việt Miệt Dưới ::

Theo tường trình hàng tuần của bộ chỉ huy cuộc hành quân Bảo vệ Biên Giới (Operation Sovereign Borders), vào ngày 23.10.2013 đã có 28 người tầm trú bị trả trở lại Việt Nam (tường trình ngày 25.10.2013).
Tổng trưởng du trú Úc : ông Scott Morrison
(hình 3WA.com.au)

Thư cầu cứu! SOS!


Blog Việt Luận vừa được nhóm ViệtBP chuyển “Thư cầu cứu! SOS!” của bà con người Việt Nam trong trại ti nạn.

Đóa hồng cho mẹ

Nhật Phương :: Nhìn đứa con trai 3 tuổi của tôi đang đùa giỡn với Mẹ…Nó bắt Bà Ngoại

                                                                                                                Nhật Phương ::

Nhìn đứa con trai 3 tuổi của tôi đang đùa giỡn với Mẹ… Nó bắt Bà Ngoại phải bế nó lên, nằm úp mặt trên đôi tay của Bà, rồi nó dang 2 tay ra làm cánh máy bay, Bà xoay vòng vòng 360 độ, vừa xoay tròn vừa giả giọng làm tiếng động cơ phản lực… còn nó cười nắc nẻ ra điều thích thú lắm.
Đóa hoa hồng cho những ai còn mẹ
(hình www.nghethuatPhatgiao.com)

Tuesday 29 October 2013

Bang bang! Bắn vào thời thơ dại!


đoàn xuân thu.

T hời thơ dại, ai hỏng có trò chơi giữa những đứa nhỏ trong xóm, láng giềng, cả trai lẫn gái với nhau? Từ năm, sáu, chín, mười là tuổi thơ ngây, có đứa chơi trốn tìm, chơi năm mười, mười lăm, hai mươi, dù quê mình, thuở đó, khói lửa mù trời nhưng tuổi thơ vẫn là tuổi thơ thôi!

Học bổng Nguyễn Ngọc Trâm tại đại học NSW

Nhờ những hoạt động gây quỹ rầm rộ, đại học New South Wales đã tạo ra một học bổng để tưởng nhớ một sinh viên luật người Việt Nam

                                                                                                                 Tin tức người Việt Miệt Dưới::

N hờ những hoạt động gây quỹ rầm rộ, đại học New South Wales đã tạo ra một học bổng để tưởng nhớ một sinh viên luật người Việt Nam, cô Nguyễn Ngọc Trâm một học sinh người Việt Nam tại Cabramatta, nơi được coi là ‘Thủ đô tị nạn’ của người Việt Miệt Dưới.

Monday 28 October 2013

Để trả lời một câu ‘quở’!


                                                                                                                                           đoàn xuân thu.
Thưa quý độc giả thân mến!



Báo Việt Luận, số 2790, phát hành thứ sáu, ngày 18 tháng 10 năm 2013,
trong Mục Ý kiến độc giả, bạn đọc Anh Nguyen (Sydney) có ‘quở’ rằng:

"Bà Tàu chủ tiệm bán đồ ăn ..."
(hình The Sydney Morning Herald)

Sunday 27 October 2013

Nhà tại Melbourne từ mắc nhất đến rẻ nhất = từ Docklands đến Frankston


                                                                                                                                           Tin Việt Luận::


N gười ta nói từ mấy năm gần đây thị trường địa ốc tại Melbourne luôn luôn xìu xìu ển ển nhưng dường như mấy tháng gần đây đã bắt đầu lấy lại sinh khí. Vào hai ngày thứ Bảy và Chủ Nhật 19-20.10 vừa qua, đã có 981 nhà tại Melbourne treo bảng đấu giá. Kết quả 69.9% được gõ búa. Nếu tính trung bình từ 12 tháng qua, đã có 70% nhà đấu giá tại Melbourne được gõ búa.

Docklands,  bên trong khu thị tứ của thành phố Melbourne, Úc.
(hình wikipedia.com)

Nhà tại Sydney tăng giá 19%


                                                                                                                  Tin Việt Luận ::

C ông ty BIS Shrapnel – chuyên nghiên cứu về giá cả tại thị trường địa ốc -- cho rằng trong ba năm sắp tới, giá nhà tại Sydney có thể tăng lên đến mức kỷ lục 19%. Nếu dự đoán này đúng, vào tháng Sáu năm 2016 giá một ngôi nhà thường thường bậc trung tại thành phố đông dân nhất tại Úc sẽ đạt mức $820,000 Úc kim. Được biết giá ngôi nhà thường thường bậc trung tại Sydeney hiện nay đang ở mức $690,000.

Sao anh bỏ em?


                                                                                                                 đoàn xuân thu.

Kết hôn xong, chàng chở nàng đi Pháp du hí, đôi ta ca bản ‘tù ti, tú tí!’ đã đời trong tuần trăng mật! Hết tiền, mậu lúi, chàng bèn chở nàng về ‘dinh’ ở Bá Linh, thủ đô nước Đức. Tuần trăng mật… ngọt nầy cũng chấm dứt luôn, chỉ còn là cay đắng; một là hết tiền, hai là bị vợ mắng… khi chàng bỏ quên nàng ở một cây xăng tại thị trấn Bad Hersfeld!

Sao anh bỏ em!
(hình Huffingtonpost.com)

Pho@Fairfield: Nhà hàng ngon nhất Sydney


                                                                                                              Tin tức người Việt Miệt Dưới ::

Pho@Fairfield  nằm bên trong RSL Club Fairfield đã được ban giam khảo giải Savour Australia Restaurant And Catering Awards for Excellence năm 2013 chọn làm Nhà hàng Việt Nam số 1 tại thành phố Sydney.

Pho@Fairfield
(hình Fairfield RSL)

Saturday 26 October 2013

Chùi rửa Hard Drive


                                                                                                                     Hồng Lĩnh ::



Hard Drive   ngày càng lớn và ngày càng rẻ. Nhưng mỗi ngày chúng ta càng dùng nhiều Hard Drive hơn. Thật là dễ dàng “đao” phim ảnh, bài vở hay bản nhạc từ Internet và chứa trong Hard Drive. Thế là ngày một ngày hai, cái Hard Drive vài ba Tetrabytes của ta đầy ứ. Ngoài ra, chính chương trình Windows mà phần lớn máy computer của chúng ta đang chạy mỗi ngày còn ngốn thêm cái Hard Drive.

Học sinh Việt Nam xông xáo tại Bonnyrigg High School


Tin tức người Việt Miệt Dưới ::

Bonnyrigg  nằm về phía Tây Nam thành phố Sydney , tiểu bang NSW, Úc là nơi có đông người Việt Nam định cư nên không lạ gì Bonnyrigg High School là trường có nhiều học sinh gốc Việt Nam. Trường trung học Bonnyrigg cũng tập trung nhiều tài năng trẻ, những tài năng trẻ này đang triển lãm các công trình mình từng dày công thực hiện.

(Hình từ bản tin Bonnyrigg Matters, do nhà trường phát hành)

Friday 25 October 2013

Quá nhiều nhà tại Melbourne


Tin Việt Luận ::

M ấy năm gần đây, thị trường địa ốc tại Melbourne bị coi là tiêu điều. Tiêu điều không phải chỉ là thiếu người bán và vắng người mua mà từ mấy năm qua giá nhà tại nơi đây xìu xìu ển ển. Trong khi thị trường địa ốc tiêu điều thì người ta thấy nhà cửa mới tinh lại mọc lên như nấm. Hai nơi Footscray và Brunswick đang nhộn nhịp xây cất thêm nhiều chung cư.


Thành phố Melbourne,
nơi có đông  thứ nhì người Việt  Nam định cư  tại Úc.

Thêm một "bài học rất đời"


ới đây, báo Người Việt xuất bản tại California, Hoa Kỳ đăng chuyện "Phụ nữ lên mạng tìm cha Việt kiều Mỹ cho con" .
Dường như chuyện là thế này:

Một ông Việt Nam định cư tại Mỹ, 54 tuổi, về Việt Nam cưới cô 26 tuổi. Khi có có con chuyện nhì nhằn xảy ra. Ông làm giấy bảo lãnh hai mẹ con đi Mỹ. Cô đòi tiền cho tới khi "dứt luôn". Đó là "he says, chàng nói"...

Ngược lại, "she says, nàng nói"... thì khác à nghe: Em mang bầu mà anh không nhận trách nhiệm nên em tức vỡ bụng mà tung bầu tâm sự lên báo lên mạng...

Quả là "bài học rất đời". Chữ này mới. Nhưng nghe mà cũng thấy sao sao trong lòng.
Mời bạn đọc theo dõi chuyện đời.

Og3t





Xin bạn đọc cho thêm lời bàn.
Muốn gởi bài này cho bạn bè,
xin bấm mouse chọn
Twitter, email, Facebook hay Google+ 
ở lề bên trái.




Wednesday 23 October 2013

Âm thanh gợi nhớ


Đỗ Dũng ::

Tiếng kẽo kẹt nặng nề lúc sớm mai ra đi. Tiếng cót két rời rạc trở lại lúc đêm về. Làm sao tôi quên được mình đã lớn lên, trưởng thành từng ngày, cùng với những âm thanh khô lạnh ấy. Những âm thanh xạc xào như tiếng rên xiết của loài cây đang phải cựa mình chống chọi trước gió, được phát ra từ hai đầu đôi quang gánh chất đầy than đen, đều đều theo từng bước nặng nề của mẹ. Cây đòn gánh bằng tre cứ oằn xuống bởi sức nặng của hai đầu, rồi lại bật lên theo bước. Và hai vai mẹ, cứ theo tháng ngày quang gánh mưu sinh, đã chai sần và u lên như để nhẹ đỡ cho tương lai chị em tôi.

Monday 21 October 2013

Giữ gìn đôi mắt khi dùng computer


Khoa Nam :: 

Ngày nay rất đông bạn đọc ngồi lâu giờ trước màn ảnh máy computer. Người lớn ngồi lâu thì không ai bảo ai. Nhưng khi con cái trong nhà làm như thế thì cha mẹ lên cơn sốt ruột. Không sốt ruột sao được khi chính cha mẹ thấy mình bị mỏi mắt, mỏi cổ, đau vai hay còng lưng vì ngồi quá lâu trước màn ảnh máy computer.

Sunday 20 October 2013

Chiếu khán 457 dành cho ông hoàng...


Khoa Nam ::

Nhiều văn phòng di trú  gọi chiếu khán 457 là “chiếu khán dành cho ông hoàng”. Nhưng có một người vào Úc với chiếu khán “dành cho ông hoàng” này lại bị bóc lột tận xương tủy.

Saturday 19 October 2013

Ngụ ngôn của thế kỷ 21!


đoàn xuân thu.

(Hình storyreads.com/the-clever-rabbit-and-the-foolish-lion/)

Sư Tử đến gặp Con Thỏ và gầm lên: “Ai là Chúa Tể Sơn Lâm hả?”

Con Thỏ run rẩy trả lời: “Dạ thưa! Ngài ạ!”
Sư Tử nói: “Đúng thế!” Rồi bỏ đi!
Sư Tử đến gặp một Con Trăn và gầm lên: “Ai là Chúa Tể Sơn Lâm hả?”
Con Trăn ráng dằn cơn sợ, đáp: “Dạ em hỏng biết! Để em đi hỏi ‘đại ca’ em đã!”
Sư Tử nói: “Đi hỏi ‘đại ca’ ngươi đi! Rồi trả lời cho ta biết! Lẹ lên!”
Con Trăn bò đi kiếm ‘đại ca’ hơi lâu nên Sư Tử bỏ đi!
Sư Tử đến gặp Con Voi, nó đang ăn. Sư Tử gầm lên: “Ai là Chúa Tể Sơn Lâm hả?”
Con Voi coi như pha, lại tiếp tục ăn! Sư Tử giơ móng vuốt ra, nhe nanh đe dọa; rồi gầm lên: “Tao hỏi ai là Chúa Tể Sơn Lâm hả?”
Con Voi dùng vòi cuốn lấy Sư Tử, nhắc bổng nó lên không, đập xuống đất ba lần; rồi vụt Sư Tử văng vào một gốc cây! Nghe cái rầm! Đau thấy bà tiên tổ!

Friday 18 October 2013

Cháy rừng dữ dội ở bên ngoài thành phố Sydney

Một số hình sưu tập từ báo chí Úc và được cập nhật nhiều lần mỗi tuần:





Xin bấm mouse vào hình tam giác ,  các tấm hình sẽ tự động chạy.
Bấm mouse vào chữ Slide 1 , Slide 2, .... sẽ dẫn đến từng  tấm hình.
Cám ơn.

Sinh nhật của tôi


Trịnh Ngọc Thu::

Đã bao lần tôi định viết về Mẹ tôi, nhưng mãi đến hôm nay tôi mới có dịp viết lên cái tình cảm thiêng liêng đối với một người mẹ kính yêu muôn thuở, mặc dù trong lúc này tâm trạng tôi vô cùng xáo trộn, và tinh thần không được ổn định, nhưng có một động cơ nào đó thúc đẩy tôi phải viết để được vơi đi những bâng khuâng, trằn trọc trong tâm hồn tôi.

Wednesday 16 October 2013

Đôi ta đi giữa trời chung thủy



đoàn xuân thu.

Anh bạn văn của  người viết có lần anh cụng ly tui, tui cụng ly anh, tâm tình về con đường tình duyên trắc trở của anh y ‘hịt’ như vận nước vậy.

Tuesday 15 October 2013

Coi chừng! Phòng bào chế ma túy có thể ở kế nhà bạn


Tin tức người Việt Miệt Dưới ::

Họ bất cần   là vùng ngoại ô nào miễn là tiền thuê hợp lý và chủ nhà không dòm ngó đến.
24 tiếng đồng hồ sau hai vụ nổ ở Sydney khi Biệt đội phòng chống ma túy tuyên bố khám phá ra hang ổ ma túy ở ngay phía sau nhà, tờ Dailly Telegraph tiết lộ : từ Fairfield -- phía Tây Nam thành phố Sydney và là nơi có đông người Việt Nam định cư -- cho đến vùng bờ biển phía Bắc tiểu bang NSW, đâu đâu cũng có thể có một phòng bào chế bí mật ở ngay bên cạnh nhà bạn.

Monday 14 October 2013

Bill Shorten: Tân Lãnh Tụ Đảng Lao Động


Hoàng Cổ Thu ::

C hủ nhựt ngày 13 tháng 10 năm 2013, kết quả bầu cử tân lãnh tụ đảng Lao Động Úc đã được công bố trong cuộc họp đặc biệt của Trung Ương Đảng Lao Động (Caucus),. Ông Bill Shorten vượt qua ông Anthony Albanese và đắc cử sau một chiến dịch tranh cử kéo dài cả tháng.
Ông Bill Shorten: tân lãnh tụ đảng Lao Động Úc
(Hình News.net)

Sunday 13 October 2013

3.12.13: Ngày HongKong hội ngộ


Tin tức người Việt Miệt Dưới ::


Fairfield là khu vực nằm về phía Tây Nam thành phố Sydney. Nơi đây có đông người Việt Nam định cư. Ở đây còn có một nữ lưu người Việt Nam làm bà hội đồng. 

Saturday 12 October 2013

Học các ngành kỹ thuật và chế tạo tại Úc

Khoa Nam ::

Năm học 2013 sắp chấm dứt. Cô cậu học năm cuối cùng trong chương trình trung học tại Úc ráo riết chuẩn bị thi tú tài và nộp đơn xin vào đại học. Từng tiểu bang có ngày thi tú tài và thời hạn nộp đơn riêng dành cho cô cậu. Tại NSW, bảng vàng tú tài HSC sẽ được kéo lên vào ngày 18.12.13. Hôm sau, cô cậu và phụ huynh còn được biết điểm ATAR cao ngất. Tại tiểu bang Victoria, bảng vàng tú tài VCE được kéo lên vào ngày 17.12.13 và cũng một ngày ấy cô cậu biết thứ hạng ATAR của mình.

Trong khi chờ đợi thứ hạng ATAR cao ngất, cô cậu và phụ huynh không những băn khoăn chọn phân khoa ưng ý mà còn so sánh giữa trường đại học này với trường kia để tìm ra trường nào dạy giỏi môn mình ưa thích.

Tuần này, trang Gia Đình & Đời Sống xin được tiếp tục giới thiệu đại học dạy giỏi các phân khoa trong ngành học chế tạo và kỹ thuật (Engineering & Technology). Chế tạo và kỹ thuật là hai ngành thuộc về khoa học ứng dụng. Khoa học ứng dụng khá dễ tìm ra việc làm trong các quốc gia tiên tiến như Úc và được nhiều phụ huynh người Việt Nam thích cho con theo học.
Trong ngành học này, bảng sắp hạng Quacquarelli Symonds năm 2013 gộp chung các môn khoa học về computer và hệ thống tin học (Computer Science & Information Systems), kỹ sư hoá học (Chemical Engineering), kỹ sư xây dựng (Civil & Structural Engineering) kỹ sư điện và điện tử (Electrical & Electronic Engineering) và kỹ sư cơ khí, hàng không và chế tạo (Mechanical, Aeronautical & Manufacturing Engineering).

Computer tại đại học Melbourne

5 đại học dạy giỏi về computer

  1. Melbourne
  2. ANU
  3. Sydney
  4. Queensland
  5. NSW
Muốn lựa chọn trong số 200 đại học dạy giỏi nhất thế giới các môn khoa học về computer, phụ huynh có thể chọn một trong số 15 đại học tại Úc.

Trong số này, giỏi nhất Úc là đại học Melbourne (hạng 13 thế giới). Kế tiếp là năm đại học Úc khác được xướng danh trong số 50 đại học giỏi nhất thế giới: ANU (hạng 21 thế giới), Sydney (hạng 24 thế giới), Queensland (hạng 25 thế giới), NSW (hạng 29 thế giới) và lọt vào nhóm 50 đại học dạy giỏi nhất thế giới về computer còn là đại học Monash (hạng 45 thế giới).

Sau sáu đại học kể trên, thuộc về nhóm đại học giỏi từ 51 đến 100 trên thế giới là ba đại học Úc: đại học Kỹ Thuật Queensland, RMIT và đại học Adelaide. Ngoài ra, đại học Tây Úc được công ty Quacquarelli Symonds sắp vào hạng từ 101 đến 150 thế giới. Sau cùng ngồi vào hàng ghế từ 151 đến 200 về môn học computer còn có thêm bốn đại học Úc: Curtin, Macquarie, kỹ thuật Swinburne và đại học Nam Úc.

Trường hợp con em bạn đọc nhìn ra thế giới và chỉ muốn học 10 đại học hàng đầu thì ngoài du học Hoa Kỳ, Anh Quốc và Thuỵ Sỹ thì còn có thể du học cả Singapore và Hongkong. Về computer, Hoa Kỳ đứng nhất nhì với hai trường
1. Massachusetts Institute of Technology (MIT) và
2. Stanford University.

Anh Quốc đứng hạng ba và hạng năm:
3. University of Oxford,
5. University of Cambridge.

Hoa Kỳ chiếm thêm các hạng
4. Carnegie Mellon University,
6. Harvard University,
7. University of California, Berkeley (UCB).

Trong ba chỗ ngồi sau cùng trong nhóm 10 đại học dạy giỏi nhất thế giới về computer, châu Âu được một chỗ:
9. ETH Zurich (Swiss Federal Institute of Technology)

và châu Á chiếm hai chỗ:
8. National University of Singapore (NUS) và
10. University of Hong Kong.

Đây là dấu hiệu đại học châu Á đã trỗi dậy và tiến lên hàng đầu thế giới.

Kỹ sư hoá học tại đại học Queensland hay Melbourne

4 đại học dạy giỏi về hóa học

1= Melbourne
1= Quensland
3. Monash
4. NSW
Đại học Queensland và Melbourne được bảng sắp hạng Quacquarelli Symonds năm 2013 xướng danh hàng đầu nước Úc về môn hoá học. Hai đại học Úc đồng hạng 12 thế giới.
Sau hai đại học hàng đầu này, phụ huynh còn được thêm năm lựa chọn khác nếu muốn gởi con vào đại học Úc dạy giỏi môn hoá học.

Trong số 50 đại học hàng đầu thế giới về hoá học, Úc còn có hai đại học: Monash (hạng 25 thế giới) và đại học NSW (hạng 31 thế giới). Nằm trong số 100 đại học hàng đầu thế giới về hoá học, Úc còn có thêm hai đại học Curtin và Sydney. Sau cùng, được xướng danh vào hạng 101 đến 150 thế giới là đại học Newcastle.
Nhìn ra thế giới, trong 10 đại học dạy giỏi về hoá học, Hoa Kỳ và Anh Quốc chỉ còn chiếm năm chỗ. Hoa Kỳ chiếm hạng nhất và hạng nhì:
1. Massachusetts Institute of Technology (MIT),
2. University of California, Berkeley (UCB).

Anh Quốc chiếm ba chỗ
3. Imperial College London,
4. University of Oxford,
5. University of Cambridge.

Trong năm chỗ còn lại châu Âu chiếm hai chỗ cuối cùng
9. ETH Zurich (Swiss Federal Institute of Technology), Thuỵ Sỹ 
10. Delft University of Technology, Hoà Lan. 

Châu Á ngồi vào ba chỗ trong nhóm 10 đại học giỏi nhất thế giới về hoá học. 
6. National University of Singapore (NUS), 
7. Kyoto University và 
8. The University of Tokyo.

Thêm một lần nữa, người ta thấy phương Đông bắt đầu được xướng danh vào hàng đầu thế giới.

Kỹ sư xây dựng tại đại học Sydney

5 đại học dạy giỏi về môn xây dựng

1.      Sydney
2.      NSW
3.      Monash
4.      Queensland

5.      Melbourne
Kỹ sư xây dựng là ngành học cần thiết trong thời gian kinh tế Úc phát triển. Đặc biệt dưới thời thủ tướng Tony Abbott vì chính ông tự nhận sẽ làm một thủ tướng chú ý đến xây dựng các công trình công cộng cho nước Úc.
14 đại học tại Úc được bảng sắp hạng Quacquarelli Symonds năm 2013 xướng danh vào số 200 đại học dạy giỏi môn học kỹ sư xây dựng.

Hàng đầu tại Úc là đại học Sydney (hạng 12 thế giới). Kế tiếp là bốn đại học được lọt vào danh sách 50 đại học giỏi nhất thế giới về môn học kỹ sư xây dựng. Đó là đại học NSW (hạng 15 thế giới), Monash (hạng 26 thế giới), Queensland (hạng 27 thế giới) và đại học Melbourne (hạng 29 thế giới).
Ngoài ra, năm đại học Úc khác được xướng danh trong số đại học từ hạng 51 đến 100 trên thế giới: Kỹ Thuật Queensland, Tây Úc, Newcastle, Kỹ thuật Sydney, và Wollongong. Trong hàng ghế đánh số từ 101 đến 150, Úc chiếm thêm hai danh tính khác: RMIT và Adelaide. Sau cùng đại học Western Sydney được Quacquarelli Symonds chọn nhóm 200 dạy giỏi nhất thế giới về môn học kỹ sư xây dựng.
Nhìn ra thế giới, 10 đại học giỏi nhất về môn học kỹ sư xây dựng nhất thuộc về Anh Quốc Hoa Kỳ, Nhật bản, Hoà Lan, Singapore và Hongkong. Sau đây là thứ 10 đại học giỏi nhất thế giới về kỹ sư xây dựng:
1.Imperial College London, Anh Quốc.
2. University of California, Berkeley (UCB), Hoa Kỳ
3. The University of Tokyo, Nhật Bản.
4. Delft University of Technology, Hoà Lan.
5. Massachusetts Institute of Technology (MIT), Hoa Kỳ.
6. University of Illinois at Urbana-Champaign, Hoa Kỳ.
7, Kyoto University, Nhật Bản.
8= Nanyang Technological University (NTU), Singapore.
8= University of Hong Kong, Hongkong.
10. University of Texas at Austinm Hoa Kỳ.

Kỹ sư điện và điện tử tại đại học ANU

6 đại học dạy giỏi
môn kỹ sư điện và điện tử

  1. ANU
  2. Melbourne
  3. Sydney
  4. 4. NSW
  5. Monash
  6. Queensland
13 đại học Úc được bảng sắp hạng Quacquarelli Symonds năm 2013 xướng danh vào số 200 đại học dạy giỏi môn kỹ sư điện và điện tử. Trong số này, ngành kỹ sư điện tại đại học ANU được coi là giỏi nhất Úc (hạng 28 thế giới). Sau ANU là ba đại học Úc khác được xướng danh vào số 50 đại học hàng đầu thế giới. Đó là đại học Melbourne (hạng 32 thế giới), Sydney (hạng 40 thế giới) và đại học NSW (đồng hạng 44 thế giới với City University of Hong Kong).
 Sau đó là hai đại học Monash và Queensland thuộc nhóm đại học giỏi môn kỹ sư điện từ hạng 51 đến 100 trên thế giới. Sau cùng, đại học Kỹ Thuật Queensland và RMIT ngồi vào hạng từ 101 đến 150 thế giới.

Khi con em bạn đọc Việt Luận muốn được đào tạo kỹ sư điện và điện tử trong nhóm các đại học hàng đầu thế giới thì phụ huynh có thể chọn từ 10 trường sau đây:
1. Massachusetts Institute of Technology (MIT) (Hoa Kỳ),
2. Stanford University (Hoa Kỳ),
3. University of California, Berkeley (UCB) (Hoa Kỳ),
4. University of Cambridge (Anh Quốc),
5. ETH Zurich (Swiss Federal Institute of Technology) (Thuỵ Sỹ),
6. University of Oxford (Anh Quốc),
7. University of California, Los Angeles (UCLA) (Hoa Kỳ),
8. Imperial College London (Anh Quốc),
9. Harvard University (Hoa Kỳ),
10. National University of Singapore (NUS).

Chúc bạn đọc tìm ra trường đại học dạy giỏi nhất môn học thích hợp với khả năng của con em.
Khoa Nam

Muốn gởi bài này cho bạn bè, 
xin bấm mouse chọn 
Twitter, email, Facebook hay Google+ 
ở lề bên trái.




Có kiêng thì có linh!


Song Ngư ::

A nh quen biết và hò hẹn cùng chị đến 2 năm mới làm đám cưới. Trong thời gian hai người hẹn hò... chị thường dẫn anh đi nhà thờ cầu nguyện, có lẽ anh là người ngoại đạo nhưng tin có Chúa ngự trên cao, nên Chúa ban phước lành cho anh lấy được người anh thương.

Thursday 10 October 2013

Đại học miễn phí trên mạng


Hồng Lĩnh ::

Hai đại học   NSW và Western Australia sẽ phân phối các bài giảng từ giảng đường lớp học lên mạng lưới thông tin toàn cầu. Người ở trên thế giới sẽ được học miễn phí.

(Hình mooc.org)

Wednesday 9 October 2013

Mẹ của tất cả chương trình phụ


Hồng Lĩnh ::
App, viết tắt từ application, là chương trình phụ. Các chương trình phụ này giúp cho máy computet, tablet hay điện thoại tinh khôn thực sự hữu dụng. Ta muốn dùng máy vào việc gì thì lấy app thích hợp mà dùng.

Nỗi niềm quê hương


Paul Tran ::
(gởi từ trại tị nạn Yongah Hill, Tây Úc )

Rì rao lao xao
Gió thổi qua rào
Trong lòng nôn nao
Thương về đất mẹ
Nước mắt tuôn trào
Khi nghĩ chế độ
Dày vò quê hương
Quan tham hống hách
Đánh đập dân lành
Khắp nơi máu tanh
Muôn dân oán hận
Quả là lận đận
Khi phải làm dân
Dưới thời "cộng sản"
Chế độ bệnh hoạn
Đàn áp dân oan
Phục tùng ngoại quốc
Đè dân, bán nước
Quặng, than, dầu khí
Biển xanh, sơn hà
Hoàng sa, trường sa
Trung Quốc la cà
Nhưng mà ngậm miệng
Nói thiếu phương tiện
Phải sợ nước to
Dân không phải lo
Đó là việc " Đảng"
Nếu ai dám cản
Viết lách dây dưa
Hay đưa kiện tụng
Đều phải lao tù
Ít nhất mấy thu
Ngục tù tăm tối
Uất ức bối rối
Nghĩ lại mà đau
Bao lớp thi nhau
Đứng lên yêu nước
Cụ Huy (*) đi trước
Tiếp bước anh Quân (**)
Bao lớp cố nhân
Cộng thêm tri thức
Lòng dân rạo rực
Chưa đủ chín muồi
Nên chưa lật đổ
Chế độ ngang tàng
Đến độ "xuân sang"
Hoa kia nở rộ
Quả đã chín muồi
Muôn dân khắp nơi
Đứng lên khởi nghĩa
Dành lấy chính quyền
Khắp nơi bình yên...

Paul Tran

(*) Tiến sĩ luật sư Cù Huy Hà Vũ
(**) Luật sư Lê Quốc Quân
Muốn gởi bài này cho bạn bè,
xin bấm mouse chọn
Twitter, email, Facebook hay Google+ 
ở lề bên trái.




Tuesday 8 October 2013

Học thống kê, điều hành và luật trong trường đại học giỏi nhất


Khoa Nam ::

Tiếp tục tường trình cùng bạn đọc Việt Luận về phân khoa được sắp hạng cao nhất tại đại học Úc và thế giới, tuần này trang GD&DS xin ghi lại các thứ hạng do công ty Quacquarelli Symonds sắp xếp về các môn học trong ngành khoa học xã hội (Social Sciences).

Bảng sắp hạng Quacquarelli Symonds năm 2013 chia ngành khoa học xã hội học thành tám môn: thống kê và nghiên cứu điều hành (Statistics & Operational Research), xã hội học (Sociology), chính trị và nghiên cứu quốc tế (Politics & International Studies), luật (Law); kinh tế và toán kinh tế (Economics & Econometrics), kế toán và tài chính (Accounting & Finance), báo chí và truyền thông (Communication & Media Studies), môn sau cùng là giáo dục (Education).

Các ngành học này đều được khá đông bạn trẻ Việt Nam tại Úc ưa chuộng. Tuần này, xin được trình bày ba môn học thống kê và điều hành, xã hội học và luật.

Thống kê và nghiên cứu điều hành tại đại học Melbourne

5 phân khoa thống kê và nghiên cứu điều hành giỏi nhất Úc

1. The University of Melbourne

2. Australian National University

3. The University of Sydney

4. The University of New South Wales

5. The University of Queensland

Nếu phụ huynh muốn con học thống kê và nghiên cứu điều hành tại trường đại học Úc được xướng danh vào bảng vàng 200 đại học hàng đầu thế giới năm 2013 thì có thể chọn chín trong số 39 tên tuổi tại Úc.

Trong số này có năm phân khoa thống kê và điều hành thuộc bốn đại học Úc lọt vào 50 tên tuổi hàng đầu thế giới. Đó là các đại học Melbourne (hạng 17 thế giới), ANU (hạng 33 thế giới), Sydney (hạng 34 thế giới), đại học NSW (hạng 38 thế giới) và đại học Queensland (hạng 46 thế giới). Như năm ngoái, năm nay Úc vẫn giữ vững năm danh tính phân khoa thống kê và nghiên cứu điều hành trong nhóm 50 phân khoa hàng đầu thế giới. Năm nay đại học Queensland lọt vào nhưng Monash từ hạng 35 thế giới trong năm ngoái tụt xuống hạng 51-100.
Ngoài thống kê và nghiên cứu điều hành tại đại học Monash, đại học Úc còn được xướng danh thêm ba lần khác vào nhóm từ hạng 51 đến 100 thế giới. Đó là các đại học Curtin, Tây Úc và Kỹ Thuật Queensland.

Nhìn ra thế giới, trong số 10 đại học hàng đầu về thống kê và nghiên cứu điều hành, Hoa kỳ chỉ còn chiếm năm chỗ. So với năm ngoái, Hoa kỳ chiếm lên đến 9 trên 10 chỗ. Năm nay , trong nhóm 10 phân khoa thống kê và nghiên cứu điều hành châu Á chiếm hai chỗ. Đó là National University of Singapore, thường gọi tắt là NUS, hạng 5 thế giới và The Hong Kong University of Science and Technology hạng 7 thế giới. Ba chỗ khác dành cho châu Âu. Đó là Imperial College London (Anh Quốc) hạng 6 thế giới và ETH Zurich (Thuỵ Sỹ) hạng 8 thế giới và đại học Cambridge (Anh Quốc) hạng 9 thế giới.

Tại Hoa Kỳ, đứng đầu về quản trị và các môn khoa học xã hội là đại học University of California, Berkeley hạng nhất thế giới; học viện Massachusetts Institute of Technology hạng nhì thế giới; đại học Stanford hạng ba thế giới; học viện Georgia Institute of Technology hạng tư thế giới và đại học Carnegie Mellon hạng 10 thế giới.

Đặc biệt năm nay, người ta thấy châu Á trổi dậy về hai ngành học này. Đã có hai đại học châu Á nắm trong nhóm 10 đại học hàng đầu thế giới. Hơn nữa, thứ hạng 11 và 12 lại là hai đại học khác của châu Á. Đó là Tsinghua của Trung Quốc và Tokyo của Nhật bản. Cả hai ngấp nghé chen chân vào nhóm 10 đại học hàng đầu thế giới về môn thống kê và nghiên cứu điều hành.

Xã hội học tại đại học ANU

5 phân khoa xã hội học giỏi nhất Úc

1. Australian National University

2. The University of Melbourne

3. The University of Queensland

4. Monash University

5. La Trobe University

Về xã hội học, so với năm ngoái, năm nay Quacquarelli Symonds xướng danh thêmba đại học Úc vào nhóm 200 đại học hàng đầu thế giới. Úc được tổng cộng 16 lần xướng danh.

Trong số này năm đại học được xướng danh vào nhóm 50 hàng đầu. Đó là đại học ANU (hạng 17 thế giới); đại học Melbourne (đồng hạng 23 thế giới với đại học Warwick, Anh Quốc); đại học Queensland (hạng 27 thế giới); đại học La Trobe (hạng 43 thế giới).


Trong nhóm đại học ngồi ghế thứ 51 đến 100 Úc có thêm ba đại học Flinders, NSW và Sydney. Thuộc về thứ hạng từ 101 đến 150 thế giới, Úc được thêm ba đại học: Deakin, Griffith và Tasmania. Sau cùng, ngồi ghế đánh số từ 151 đến 200 về môn xã hội học trên thế giới còn là năm đại học khác tại Úc. Đó là đại học Macquarie, Kỹ Thuật Queensland, Kỹ Thuật Swinburne, Adelaide và Newcastle.
Nhìn ra thế giới, trong nhóm 10 đại học có phân khoa xã hội học hàng đầu vẫn là đại học tại Hoa Kỳ và Anh Quốc: 1. Harvard (Hoa Kỳ), 2 University of California, Los Angeles (UCLA) (Hoa Kỳ), 3. University of California, Los Angeles (UCLA) (Hoa Kỳ) 4. London School of Economics and Political Science (LSE) (Anh Quốc), 5. Đại học Colunbia (Hoa Kỳ), 6. Đại học Wisconsin-Madison (Hoa Kỳ), 7. Đại học Ocford (Anh Quốc, 8. Đại học Chicago (Hoa Kỳ), 9. Đại học Cambridge (Anh Quốc và 10. Đại học Princeton (Hoa Kỳ). Ở bên ngoài Hoa Kỳ và Anh Quốc, ngấp nghé chen chân vào nhóm 10 phân khoa xã hội học hàng đầu thế giới là đại học Toronto, Canada (hạng 12 thế giới) và đại học Quốc Gia Singapore (NUS) (đồng hạng 14 thế giới với đại học Yale, Hoa Kỳ).

Luật tại đại học Melbourne

Năm phân khoa luật giỏi nhất Úc

1. The University of Melbourne

2. The University of Sydney

3. The University of New South Wales

4. Monash University

5. Australian National University

Luật là ngành học có khá đông sinh viên gốc Việt Nam và cũng được nhiều phụ huynh Việt Nam muốn con theo học. Hơn nữa, luật còn là môn học được đại học Úc dạy giỏi. Trong số 10 đại học hàng đầu thế giới về luật, Úc chiếm hai chỗ. Đó là luật khoa tại đại học Melbourne (hạng 5 thế giới) và tại đại học Sydney (hạng 10 thế giới).

Sau hai đại học hàng đầu kể trên là năm đại học Úc khác có luật khoa được xướng danh trong hàng 50 đại học giỏi nhất thế giới. Đó là đại học NSW (hạng 12 thế giới), Monash (hạng 13 thế giới), ANU (hạng 14 thế giới) Griffith (đồng hạng 43 thế giới với luật khoa đại học Tsinghua, Trung Quốc) và đại học Queensland (hạng 49 thế giới).

Trong số đại học được Quacquarelli Symonds năm 2013 sắp hạng từ 51 đến 100 thế giới về luật học, Úc còn chiếm thêm ba chỗ. Đó là các đại học Kỹ Thuật Queensland, Adelaide và Tây Úc. Trong số đại học có thứ hạng từ 101 đến 150 thế giới, Úc lại thêm bốn đại học: Deakin, Macquarie, Nam Úc và Kỹ Thuật Sydney. Sau cùng, luật khoa thuộc hai đại học La Trobe và RMIT được xướng danh vào hàng ghế số 151 đến 200.

Khi cô cậu luật sư tương lai trong gia đình bạn đọc Việt Luận muốn học tại đại học giỏi hơn đại học Melbourne thì chỉ còn bốn trường khác để chọn. Đó là 1. Harvard University (Hoa Kỳ), 2. University of Cambridge (Anh Quốc), 3. University of Oxford (Anh Quốc) và 4. Yale University (Hoa Kỳ).

Chúc phụ huynh chọn được phân khoa xịn nhất tại trong trường đại học tiếng tăm nhất tại Úc và trên thế giới cho con em theo học.

Khoa Nam
Muốn gởi bài này cho bạn bè,
xin bấm mouse chọn
Twitter, email, Facebook hay Google+ 
ở lề bên trái.



10 nhà hạ giá tại Canberra


SQM Research thường đăng tải nhiều địa chỉ bất động sản treo bảng FOR SALE một thời gian khá lâu mà không được ai mua nên phải hạ giá. Tuần qua SQM Research cho biết 10 địa chỉ sau đây tại lãnh thổ ACT đang bớt giá chờ người mua. Mại dzô!

Cách gõ phụ âm kép bằng một phím


Gõ chữ Việt Nam trên bàn phím computer không còn là chuyện khó khăn nữa. 
Ngày nay, ai thích dùng bộ gõ nào thì lấy bộ đó về mà dùng. 
Khi dùng từng bộ gõ, chúng ta còn có thể đánh dấu chữ Việt theo lối mình thích.
Chắc chắc từng bạn đọc đang dùng bộ gõ mình thích và đánh dấu theo lối mình quen.

Sunday 6 October 2013

Vè xử án

Chúng ta đều biết: hiện nay trên đất Úc đang có hơn ngàn thuyền nhân Việt Nam ở trong trại tạm giam.
Vì sao?
Vì lý do gì mà chuyện bỏ nước ra đi lại có vẻ như rộ lên trở lại?
Những thuyền nhân này là ai?
Việt Nam vẫn còn đàn áp sao?
Rất nhiều câu hỏi đang chờ được trả lời.
Một trong nhiều cách trả lời các câu hỏi trên là tìm đến tâm tư của người tị nạn .
Họ là người vừa bỏ nước ra đi và mang theo gánh nặng quê hương. Chính cái quê hương nặng trĩu đó mà họ phải rũ áo ra đi. Đi mà không quên được.
Ổ trong trại giam tại Úc, thuyền nhân Việt Nam theo dõi chuyện đang xảy ra trên quê hương và viết thành bài vè.
Bài vè này tả cảnh gian trá và đàn áp khi nhà cần quyền xử luật sư Lê Quốc Quân vào ngày 2.10.13 và những vụ xử Tạ Phong Tần, Phương Uyên, Nguyên Kha, Điếu Cày, Việt Khang, vân vân. Cảnh này được báo chí nói nhiều nhưng còn ngàn cảnh gian trá và đàn áp khác không ai kể xuể.
Chính gian trá và đàn áp là nguyên do khiến cho người dân đành rủ áo ra đi.
Blog Việt Luận xin giới thiệu đến bạn đọc một bài vè do một trong những thuyền nhân trong trại giam ở Úc sáng tác và ViệtBP chuyển cho blog Việt Luận.
HC

Paul Tran ::
Nghe vẻ vè ve
Nghe vè xử án
Quan trên bệnh hoạn
Nói xử công khai
Nhưng hổng có ai
Ở trong phiên tòa
Kẻ cả người nhà
Của Lê Quốc Quân
Cũng phải phân vân
Đứng ở ngoài trời
Cũng như mọi người
Cách xa và đợi
Vài ba cây số
Dù ra sức cố
Cũng phải tham gia
Phiên tòa "qua loa"
Đứng xa và gọi
Hô hào khẩu hiệu
Tha người tự do
Tất cả hô to
“Thả người yêu nước”
Người người bước bước
Đến xem phiên tòa
Tay cầm cành hoa
Là cây Thiên Tuế
Nhưng mà bảo vệ
Lớp lớp công an
Côn đồ chó săn
Cộng thêm tạp chủng
Xếp hàng chặn dân
Không cho đến gần
Phiên tòa ô nhục
Vì muốn tống ngục
Những người thanh liêm
Nên phải hằng đêm
Bày mưu tính kế
Cướp của đốt nhà
Rồi đứng lên la
Nói là trốn thuế
Tìm cách khống chế
Bắt cóc dân lành
Bày mưu hôi tanh
Đem ra xét xử
Mới là thực sự
Con đường "Đảng" ta
Bao lớp đi qua
Đứng lên yêu nước
Đều bị bạc phước
Như Lê Quốc Quân
Như Tạ Phong Tần
Cù Huy Hà Vũ
Mười bốn Thanh niên
Rồi đến Phương Uyên
Nguyên Kha cũng vậy
Văn Hải " Điếu cày"
Minh Hạnh liền tay
Việt Khang sáng nhạc
Mới hai kiệt tác
Đã phải tù đày
Tất cả ván bài
Xét xử công khai
Không biết đúng sai
Bản án dựng sẵn
Đến xem tường tận
Mới biết công khai
Không một bóng ngài
Cách vài ngàn thước
Cổng sau cổng trước
Kể cả hai bên
Công an rền rền
Chỉ cần một lối
Có mấy trăm tên
Trước đó mấy đêm
Các chú thông báo
Đến tận khách sạn
Nhà nghỉ, phòng thuê
Nếu thấy dân quê
Hay người lạ mặt

Nói giọng "Bác Choa"
Không được la cà
Là dân phản động
Quả là vu khống
Nói thế hoá ra
"Bác Choa" phản động
Hết đường giải phóng
Đi khắp Hà thành
Chi bằng chạy nhanh
Ra ngay "Mả Bác"
Vài lời phó thác
Tá túc mấy đêm
Cũng phải nói thêm
"Choa" là quê bác
Không phải ai khác
Ra đây đi xem
Phiên tòa sơ thẩm
Xét xử công khai
Hiến pháp lai rai
Theo điều mười tám (18)
Xét xử công khai
Hết thảy ai ai
Có quyền hiện diện
Thế mà thất thiệt
Nghe vẻ vè ve
Paul Tran
Muốn gởi bài này cho bạn bè,
xin bấm mouse chọn
Twitter, email, Facebook hay Google+ 
ở lề bên trái.




Saturday 5 October 2013

WinZip, WinRar hay7-Zip?


Hồng Lĩnh:: 
Zip  là nén hồ sơ lại cho nhỏ hơn. Zip không những nén nhỏ hồ sơ mà còn dồn nhiều hồ sơ thành một. Zip rất tiện lợi đến độ gần hết dân chơi computer đều dùng đến. Tuy nhiên không phải ai ai cũng dùng một chương trình zip. Hiện nay xuất hiện trong thế giới ta bà hàng chục chương trình zip khác nhau. Trong số này ba chương trình được coi phổ biến hơn hết là WinRAR, WinZip và 7-Zip. Hai chương trình sau là shareware (nghĩa là cho bá tánh dùng thử rồi sau đó chặt tiền) và chương trình 7-Zip thuộc dạng mã nguồn mở và miễn phí.

Được dùng nhiều nhất là chương trình WinZip. Lý do là WinZip có mặt sớm nhất. Dân chơi computer lấy WinZip về xài riết quen và không biết ngoài chương trình mình đang xài còn có nhiều chương trình zip khác. Bạn đọc có thể lấy WinZip về dùng thử tại www.winzip.com/

WinRAR Chào đời sau WinZip là chương trình WinRAR. WinRAR có mặt trong thế giới ta bà từ năm 1993. WinRAR chạy nhanh hơn, nén hồ sơ thành nhỏ hơn và có thể dùng được với nhiều loại hồ sơ zip hơn. Như WinZip, WinRAR là shareware nghĩa là cho bá tánh dùng thử một thời gian rồi chặc tiền. Nhưng trong thực tế WniRAR luôn luôn kéo dài thời gian dùng thử này gần như vô tận. Hiện nay, WinRAR đã lên đến ấn bản 5.00 và qua mặt WinZip về số đông người dùng. WinRar dọt lên hàng đầu là nhờ không những dùng được với hồ sơ có tận là .zip mà cả với tận .rar và nhiều tận khác. Bạn đọc có thể lấy WinRAR từ www.rarlab.com/‎

Nhưng WinZip đang tìm cách chiến lại ngôi minh chủ bằng cách thêm nhiều công dụng bên cạnh nén hồ sơ. Ấn bản mới nhất của WinZip (dùng cho Windows) cho phép người dùng được trực tiếp nối với các mạng xã hội cũng như nối với kho trên mây (on Cloud). Hơn nữa, WinZip còn cho phép người dùng không những nén hình ảnh cho ít bytes mà còn có thể thu nhỏ kích thức (bề ngang và bề dọc của tấm hình).

7-Zip Bên cạnh hai anh lớn kể trên, trong thế giới ta bà còn thêm chương trình nén hồ sơ được biết nhiều. Đó là 7-Zip. 7-Zip dùng được với nhiều dạng hồ sơ như zip, rar, tar và cả Z lẫn Smzip! 7-Zip nhanh hơn đàn anh đàn chị và miễn phí. Điều hay sau cùng của 7-Zip là mở rộng mã nguồn giúp cho dân chơi thứ thiệt tha hồ vọc. Bạn đọc có thể lấy 7-Zip từ www.7-zip.org/

PeaZio, KuaiZip và IZArs

Sau ba anh chị lớn kể trên trong thế giới nén hồ sơ đang lên là các chương trình PeaZio, KuaiZip và IZArs.

PeaZip dễ dùng và rất bắt mắt nhưng chậm. Bạn đọc có thể lấy PeaZip tại peazip.sourceforge.net/‎.

KuaiZip đang được sửa chữa để tăng độ nén lên. KuaiZip dùng được với rất nhiều dạng hồ sơ như zip, 7z, ace, arj, bz2, cab, gz, iso, jar, lzh, tar, uue, z, và tạo ra dạng hồ sơ nén riêng cho mình với tận là kz. Bạn đọc có thể lấy KuaiZip tại http://www.kuaizip.com/en/index.html.

Sau cùng IZArc không những miễn phí mà còn dùng được với gần hết dạng hồ sơ như 7-ZIP cho đến zoo. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về IZArc tại http://www.izarc.org/.

Hồng Lĩnh
Muốn gởi bài này cho bạn bè,
xin bấm mouse chọn
Twitter, email, Facebook hay Google+ 
ở lề bên trái.




Friday 4 October 2013

Hai thuyền nhân trốn trại đã bị bắt lại như thế nào?


Tin tức người Việt Miệt Dưới ::

H ai thuyền nhân Việt Nam trốn khỏi trại đã bị bắt lại. Đó là bản tin đăng trên blog Việt Luận. Hai người này đã bị bắt lại như thế nào? Sau đây là bản tin khác đăng trên báo Northern Territory News/Sunday Territorian, 30 September 2013.

Thursday 3 October 2013

Thị trường nhà đất bắt đầu nóng lên

Việt Luận ::
Giá nhà dọt lên và lãi suất thấp là hai lý do khiến cho nhiều người phải vay số nợ lớn hơn khi mua nhà. Trong tháng vừa qua, lần đầu tiên số nợ trung bình chủ nhà vay mượn khi mua nhà tại tiểu bang NSW đạt mức nửa triệu Đô la.

Con số từ tập đoàn Australian Finance Group (viết tắt thành AFG) -- là tập đoàn kiểm soát 10% thị trường cho vay tiền mua nhà tại tiểu bang NSW -- cho thấy trong tháng vừa qua người mua nhà thường thường bậc trung tại NSW đã vay mượn số tiền trung bình là $505,000. Cũng trong tháng Tám vừa qua, rất đông người tìm đến ngân hàng hay các công ty tài chính để vay mượn tiền vì thị trường nhà đất đã nóng lên.

 Độ nóng của thị trường nhà đất được đo bằng tỷ lệ nhà đấu giá được gõ búa. Trong mấy tháng gần đây, tỷ lệ này ở mức trung bình 80%. Hơn nữa, trong mấy tháng vừa qua số nhà lên bảng đấu giá cũng tăng dọt. Trong cuối tuần 14-15.9 gần nhất tại Sydney có 633 nhà đấu giá và tại Melbourne có 841 nhà. Nếu nói về toàn tiểu bang Victoria thì trong cuối tuần qua đã có con số kỷ lục 1080 nhà treo bảng đấu giá. Số nhà lên bảng đấu giá ngày càng tăng vì thời tiết ấm áp và nhiều nhà không những bán mau mà còn bán cao hơn giá chủ nhân ấn định.

Vài nơi có giá nhà tại Melbourne
đã lên hơn 20%


East Melbourne (40%)
St Andrews Beach (32%)
Clifton Hill (30%)
West Melbourne (26.7%)
Balwyn North (23%)
Nói về giá nhà thì trong ba tháng vừa qua nhà tại Sydney đã tăng giá thêm 5.4%. Nhà tại Melbourne tăng 4.3%. Đó là con số do RP Data cho biết. Nếu nhà tại Sydney vẫn còn tiếp tục tăng giá thì từ đầu năm 2013 cho đến cuối năm nay giá nhà của thành phố này sẽ tăng lên ít nhất 10%. Cùng một lúc, trong nửa đầu của năm nay giá nhà tại nhiều vùng tại Melbourne đã dọt lên hơn 20%. Đó là các nơi East Melbourne (40%), St Andrews Beach (32%), Clifton Hill (30%), West Melbourne (26.7%) và Balwyn North (23%).

Trong khi đó, SQM Research vừa cho xuất bản tường trình mang tên “Tường trình về giá nhà lên xuống trong năm 2014, Housing Boom and Bust Report for 2014”. Theo đó, SQM Research dự đoán trong năm 2014 giá nhà tại Sydney có thể dọt lên đến mức 15-20%. Cùng một tường trình này dự đoán nhà tại Melbourne sẽ tăng 4-7%. Nhưng nhà tại Canberra có thể sụt xuống 1-4%.

Trong lúc số tiền người mua nhà thường thường bậc trung tại Sydney vay mượn đã lên đến mức nửa triệu Đô la, thì văn phòng Thống Kê Úc cho biết: tính trung bình trên toàn nước Úc thì người mua nhà ngày nay vay mượn trung bình ở mức $341,000. Nhớ lại, cách đây 10 năm, tính trung bình người mua nhà tại Úc chỉ vay mượn phân nửa con số vừa kể mà thôi.

(Trích từ báo giấy Việt Luận)

Muốn gởi bài này cho bạn bè,
xin bấm mouse chọn
Twitter, email, Facebook hay Google+ 
ở lề bên trái.