Tuesday 30 April 2013

Thứ Ba 29.4.1975

Og3t :: 
Sáng ngày 29.4, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu đọc Văn thư của Tổng thống Dương Văn Minh yêu cầu cơ quan Tùy viên quân sự DAO phải ra khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ đồng hồ.

Thứ Hai 28.4.1975

Og3t :: 
Lúc 5 giờ rưỡi chiều, tổng thống Trần Văn Hương bàn giao chức vụ cho cựu đại tướng Dương Văn Minh. Khi bàn giao chức vụ tổng thống Việt Nam Cộng Hoà cho ông Dương Văn Minh, tổng thống Trần Văn Hương nói: "Làm thế nào cho dân được sống yên… làm thế nào cho máu đừng đổ thịt đừng rơi thì công của đại tướng đối với hậu thế sẽ lưu lại đời đời, dầu thế nào tôi thiết nghĩ đất nước này không bao giờ quên công lao đó của đại tướng".

Chủ nhật 27.4.1975

Og3t ::
30,000
quân trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà tiếp tục chiến đấu bảo vệ thủ đô Sài gòn. Lực lượng Việt Nam Cộng Hòa gồm các sư đoàn 25, sư đoàn 5, sư đoàn 18 (bị thiệt hại nhiều sau trận Long Khánh), sư đoàn Biệt động quân 106 mới thành lập, sư đoàn 22 di tản, các lữ đoàn Dù và TQLC di tản cùng với địa phương quân nghĩa quân. Theo tướng Cao Văn Viên, toàn bộ lực lượng này tương đương với 5 hoặc 6 sư đoàn quân với số thiếu hụt. 

30.4.1975 - 30.4.2013









Monday 29 April 2013

Sờ váy

Ben Trần :: 
N
gười An Nam lớn lên ở Việt Nam đôi khi phát âm tiếng Anh nghe hay hay, với nét đặc thù riêng của nó. Khi phát âm họ hay thêm dấu, mà nhiều nhất là dấu huyền. Thí dụ Campsie ta hay đọc thành "Kem xì"; thank you chúng ta hay đọc là “thanh kiều”… Mới đây Og3t post lên bài mới: “thăm dò ý kiến”, tiếng Anh gọi là “survey”; có bạn phang thành “sờ vây”. Cũng hay!

Sunday 28 April 2013

Như mới hôm qua!

Dxt. ::
30
tháng 4 năm 1975
30 tháng tư năm 2013.
Đã gần bốn mươi năm rồi đó nhưng ta cứ tưởng như mới hôm qua ngày định mệnh.Ta soi gương. Hình ta đã già hơn năm trước. Tóc bạc thêm. Vầng trán nhăn nheo, những vết nhăn, buồn theo năm tháng!
Ngày 30 tháng 4 năm nay cũng như mọi năm, ta sẽ nghỉ cày một ngày, sẽ ở nhà, rót ly rượu đắng cay, ngồi một mình, nhắm nháp nỗi buồn của một người thất trận và nghĩ suy.
'Rồi có một ngày chinh chiến tàn.'
Câu hát cũ gợi đầy nỗi nhớ. Nhưng chinh chiến vẫn chưa tàn trong ta dù gần bốn mươi năm đã trôi qua?
Melbourne, thành phố nơi ta phiêu dạt, thường cháy trong cơn hạn. Melbourne cần nước. Không có nước, thành phố sẽ hấp hối, sẽ chết. Ta mất ‘nước’, ta sẽ hấp hối, sẽ chết.
***
Đêm qua trời đổ trận mưa to. Mưa như người đi xa trở về quê cũ. Những giọt mưa ồn ã gõ vào khung cửa kính, như nói người rằng: Mưa đã trở về. Nước đã trở về! Ta nửa tỉnh, nửa mơ trong tiếng mưa rơi. Và trong cơn mơ, ta trở về quê cũ.
Ta thấy quê ta mênh mông trong buổi chiều thơm rơm đốt đồng khói tỏa. Ta thấy cánh cò xoải bay về đâu trong buổi chiều ráng đỏ.
'Chim bay về núi tối rồi. Chị em sắm sửa lấy nồi nấu cơm!’
Hòa bình! Ta thấy nhà ta buổi tối quây quần bên ngọn đèn huê kỳ vặn tỏ. Ba ta ngồi đọc báo; má ta ngồi may vá; anh, em ta đang ngồi tập đọc cuốn vần con gà nó gáy ó o. Rồi ai làm bom, đạn nổ?
Chiến tranh! Ta thấy lại những người không còn ai thấy nữa. Những người đã chết. Người chết là bé thơ còn ngậm bầu vú mẹ. Xác mẹ và con, cả hai, đều lạnh giá trong ngày mồng một tết Mậu Thân tám nẻo đường thành.
Người chết là thiếu nữ, mới chớm tuổi xuân thì, mà buổi đầu hôm còn trò chuyện với ta về tương lai, về hạnh phúc… để nửa đêm về sáng, một mảnh đạn pháo xuyên vào tim em, chấm dứt ngày em mơ mộng cũ! Ta vẫn còn thấy em nằm sóng soài trên chiếc ghế bố, ai đó dùng thay thế chiếc băng ca để ta tiếp khiêng em vào bệnh viện. Nhưng không còn kịp nữa rồi! Em chết mà không biết vì tội gì mình phải chết?
Người chết là người lính trẻ, tử trận chiều qua mà ta đã gặp trong Nhà Quàn Liên đội chung sự Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa khi ta lên để nhận xác của anh ta đã bỏ mình trong trận Ba Hô, Quảng Trị ngày 15 tháng 8 năm 1971.
Người chết là em thơ, mà cây AK 47 em mang, còn dài hơn cả thân em, khi ta thấy em nằm hấp hối bên vệ đường thành phố mà ai đã đưa em vào giải phóng trong tổng công kích Tết Mậu Thân. Em chết ngơ ngác, chết bàng hoàng như thể chưa nhận ra được kết cuộc bi thảm của một chuyến đi đầu năm mà em cứ tưởng là một chuyến rong chơi.
Ta vẫn còn nghe tiếng ông Chín Đờn Cò và bà Năm Trầu nói chuyện. Ta yêu cái giọng miền Tây Nam Bộ chơn chất ấy. Ta nghe tiếng gà vịt trong chuồng đòi ăn, tiếng nghé ngọ của bầy trâu rời chuồng trong chương trình phát thanh Hương Quê mỗi sớm bình minh năm cũ. Ta vẫn còn nghe tiếng ai đó hò, vòng vọng, lan tỏa trên đồng bằng sông Cửu Long mùa nước nổi.
Ta vẫn còn nghe tiếng hò reo xung trận, tiếng súng nổ, đạn bay, tiếng rên la của người bị thương, tiếng than khóc của những người ở lại, đau đớn tiễn người đi.
Ta vẫn còn nghe tiếng lựu đạn M67 nổ khô khốc trước sân cờ đài phát thanh Cần Thơ 11 giờ 30 sáng ngày 30 tháng 4 năm ấy. Tiếng nổ chấm dứt cuộc đời của một người chiến sĩ địa phương quân thuộc lực lượng cơ hữu phòng thủ đài phát thanh Cần Thơ. Thà chết chứ không chịu sống để chứng kiến cảnh đất nước, nhân dân rơi vào tay giặc!
***
Ta vẫn còn nghe lời nói của một người lính, trích từ kinh thánh:
‘We, the soldiers who have returned from battles stained with blood, say to you with a loud and clear voice: Enough of blood and tear. Enough!’
‘Chúng ta, những người lính từ mặt trận trở về, mình còn đẫm đầy những máu, dõng dạc nói với các ngươi rằng: Đã đủ rồi máu và nước mắt. Đã đủ rồi!’

Đó là những điều ta và bao nhiêu người lính cùng thế hệ với ta đã thấy, đã nghe, đã cùng nghĩ suy trong ngày 30 tháng 4 định mệnh đó. Chúng ta đã buông súng vì nghĩ rằng máu và nước mắt đã đủ rồi.

‘Enough of blood and tear. Enough!’
Ta, những người lính trẻ năm ấy, không hề nghĩ rằng: Mẹ ơi! nuôi con lớn để con làm tù binh! Ta không hề nghĩ rằng: ta sẽ bị trả thù, sẽ bị bắt đi học tập cải tạo, sẽ bị di chuyển từ trại tù nầy sang trại tù khác, từ Nam chí Bắc. Ta không hề nghĩ rằng ta buông súng để thân tù áo mỏng giữa cơn gió Hoàng Liên Sơn mùa đông khắc nghiệt, lạnh căm căm. Có bao nhiêu người cùng thế hệ với ta đã đi, chẳng thể trở về? Làm sao biết được chính xác con số nhưng cái chắc là nhiều… nhiều lắm!
***
30 tháng 4 năm 1975.
Ta còn trẻ, mắt còn sáng, tóc còn xanh, nhìn đời vẫn còn nhiều cao vọng pha lẫn chút ngây thơ.
Tuổi trẻ nào không thế! Ta đã từng ngây thơ tin rằng: hết chiến tranh rồi mọi sự đâu sẽ vào đấy. Sẽ hòa giải. Sẽ hàn gắn. Sẽ không còn bắn nhau, không còn đặt mìn, phục kích, pháo kích, bỏ bom. Người Việt Nam sẽ không còn giết nhau bằng súng Nga, bom Mỹ nữa. Người Việt Nam sẽ không còn chết nữa. Ta đã lầm!
Người Việt Nam vẫn chết, mà chết còn nhiều hơn trước. Chết bi thảm hơn. Chết khắp nơi: chết trong trại tù từ Nam chí Bắc; chết trên biển Đông trên đường vượt biển; chết trong rừng sâu vượt bộ Cao Miên!
Rồi có một ngày chinh chiến tàn. Ta trở về quê.”
Không! Ta không còn quê nữa để trở về. Ta lưu lạc, ta tha hương!
***
Melbourne đang chớm thu, lá rụng. Lá rụng trước sân vườn, lá rụng trên những con đường thanh bình yên tĩnh. Quê người ôi đẹp biết bao! Nhưng quê người dẫu đẹp vẫn không phải quê ta. Quê ta là con đò, bến nước, là mái lá có lu nước nước mưa trước hiên nhà dành cho khách bộ hành giải khát bước đường xa.
Ta cũng đang vào thu, sắp rụng như chiếc lá thu thôi. Bây giờ cứ đêm đêm ta lại mơ về thành phố cũ: Cần Thơ. Con Bắc Cần Thơ! Người nghệ sĩ mù và câu hát 'Dẫu sao đi nữa thì chị cũng về với em'.
Có thể là quá trễ để ‘Dẫu sao đi nữa thì chị cũng về với em’. Ta đã già rồi, sức tàn lực kiệt, đèn khô dầu, lụi bấc. Ta sẽ không còn dịp gặp lại ông Chín Đờn Cò và bà Năm Trầu nữa đâu. Hỡi ơi! những người nghệ sĩ thân thương ngày đó còn sống hay đã chết? Nếu sống thì phiêu bạt ở phương nào? Có đêm mơ về quê cũ như ta? Ta tin rằng Ông Chín Đờn Cò và Bà Năm Trầu đã chết cùng với người lính địa phương quân phòng thủ Đài Phát Thanh Cần Thơ năm ấy.
Trước hay sau gì chăng nữa, nếu đất nước ta vẫn còn trong tay giặc, ta vẫn chưa về. Ngày ta nằm xuống ở đất lạ quê người, hãy đưa ta vào lò thiêu. Thân xác ta! Cát bụi sẽ trở về cát bụi. Xin hãy giữ dùm ta những những tro than ngày cũ chờ đợi một ngày thôi bóng quân thù.
Hãy mang ta về quê cũ, vùi những tro than đó xuống lòng đất quê hương. Ta sẽ thực hiện được lời ước nguyện của người nghệ sĩ mù trên bến bắc Cần Thơ với câu hát tiên tri: ‘Dẫu sao đi nữa thì chị cũng về với em’.
Lúc đó cuộc chiến mới thực sự tàn hẳn trong ta. Hãy để bụi thời gian năm tháng phủ mờ bia mộ đường quên!
đoàn xuân thu.
Melbourne

Từ "Made in America" đến "No China Shop"


N
ước Mỹ đang rộ lên phong trào vận động dùng hàng nội, từ năm 2011 Đài ABC News (của Hoa kỳ) đã mở chuyên mục "Made in America" do nữ phóng viên trụ cột Diane Sawyer chủ trì. Chương trình này nhằm cổ vũ dân Mỹ đừng dùng hàng ngoại nhập mà chỉ dùng hàng làm tại Mỹ. Lý do chính được đưa ra là tiêu dùng hàng trong nước sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân và thúc đẩy nền kinh tế. Diane tính rằng nếu mỗi người Mỹ chịu bỏ thêm 1% chi phí, tức là khoảng 18 xu một ngày, thì sẽ tạo được 200 000 việc làm. Vâng hai trăm ngàn công việc cho dân Mỹ.

Thứ Bảy 26.4.1975

C ộng Sản tấn công vào trường Thiết Giáp và căn cứ Nước Trong, Long Thành. Đường 15 nối Sài gòn với Vũng Tàu bị cắt đứt. Sau ba ngày không dứt được điểm, Cộng Sản bỏ căn cứ này mà tiến về Sài gòn.
Cùng ngày, Cộng Sản Bắc Việt tiến quân đến gần sát Thành Tuy Hạ là kho đạn của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Tình hình tại Sài gòn trở nên nguy kịch.

Cẩu xực xí quách!

dxt. :: 
'Cẩu xực xí quách'
nguyên nghĩa là con chó ăn xương hầm. Nhưng theo bà con dân gian mình khi ‘quánh’ không lại chẳng hạn, kẻ yếu hơn dùng toàn lực để tổng tấn công địch thủ; mà võ khí rất hữu hiệu trong trường hợp này là hàm răng, làm địch thủ đau thấy bà tiên tổ, còn cho mình đỡ phải ngứa răng đó là: chiêu ‘cắn’ hay gọi kiểu kiếm hiệp giang hồ Kim Dung tiền bối là ‘cẩu xực xí quách!’

Vẽ bậy (Graffiti)

Ben Trần :: 
K
hông biết các bạn có cảm thấy bực bội không khi nhìn thấy các bức tường hay những công trình đẹp đẽ tự nhiên bị xịt sơn hay bị vẽ bậy. Khi tôi thấy những vết vẽ bậy đâu đó làm tôi liên tưởng đến những người quậy phá hay phản kháng xuất hiện đâu đây.

Thursday 25 April 2013

Trả lời thăm dò ý kiến và ... trúng thưởng


Blog Việt Luận :: 
Như bạn đọc biết từ khuya, blog Việt Luận là con đẻ của báo giấy Việt Luận. Như cá sống nhờ nước, báo sống nhờ độc giả. Có người bỏ tiền lẻ ra mua báo thì Việt Luận mới sống còn.

Lời thầy dạy!

dxt :: 
Con xa trường, chữ không đầy lá mít
học ít, chơi nhiều, hiểu chẳng bao nhiêu
rơi rớt hết, chỉ một điều, con nhớ
“Nhân chi sơ tính bản thiện!” thầy khuyên

Wednesday 24 April 2013

Thứ Ba 22.4.1975 - Thứ Sáu 25.4.1975

Thứ Ba 22.4.1975
Sư đoàn 25 BB rút khỏi Tây Ninh để lập phòng tuyến mới tại Củ Chi.
Cùng ngày, Sư đoàn 18 BB của quân đội Việt Nam Cộng Hòa chuẩn bị rút khỏi Xuân Lộc.
Cùng ngày, Hoa Kỳ mở rộng luật di trú để đón 130,000 tị nạn từ Đông Dương.

Monday 22 April 2013

Đạo đức giả

Ben Trần :: 
"Đạo đức giả" là ba chữ thường thoát ra từ cửa miệng các chánh trị gia. Đặc biệt, chánh trị gia của đảng đối lập thường chỉ trích đảng cầm quyền là đạo đức giả. Làm việc nhỏ nhưng có lợi to cho cá nhân hay đảng của họ.

Từ Chechnya tới Boston!

dxt.
D

zhokhar A. Tsarnaev, nghi phạm thứ hai, trong hai vụ nổ bom tại mức đến cuộc thi chạy Marathon quốc tế tại thành phố Boston, bang Massachusetts, Hoa Kỳ đã bị tìm thấy nằm trốn trong một chiếc tàu nhỏ ở phía sau sân nhà trên đường Franklin, thị trấn Watertown rất gần nơi hai anh em nghi phạm chạm súng với cảnh sát 24 giờ trước đó.

Thứ Hai 21.4.1975

Blog Việt Luận kính mời bạn
trả lời vào phần Comments câu hỏi thật nhỏ sau đây:
“Trong tháng Tư năm 1975, bạn ở đâu?”
Og3t kính mời

Sunday 21 April 2013

Chủ nhật 20.4.1975

30 tháng 4 gần tới.

Ngày này qua lâu rồi nhưng dư âm chưa phai mờ.
Blog Việt Luận dự tính đăng một số chuyện,
sưu tập một số tài liệu
xảy ra trong những ngày dẫn đến 30 tháng Tư 1975.
Tháng 4, 1975 là chuyện quá lớn
đối với một cái blog nhỏ bé như blog Việt Luận
nên chúng ta dành các tranh luận về lịch sử và chính trị hay các vấn đề lớn khác
cho một diễn đàn khác.
Nơi đây chỉ xin bà con vết lại vài kỷ niệm
có khi là buồn đau,
mất mát
để thanh thản một chút trong lòng vậy thôi.

Blog Việt Luận kính mời bạn
trả lời vào phần Comments câu hỏi thật nhỏ sau đây:
“Trong tháng Tư năm 1975, bạn ở đâu?”

Og3t kính mời

Saturday 20 April 2013

Cần một câu trả lời! Tại sao?

dxt. ::  

Xem video cập nhật về tin nghi phạm số hai bị bắt:



Lúc 22 giờ 48 phút ngày 18 tháng 4 giờ địa phương, khi đến điều tra một vụ náo động (disturbance) cảnh sát viên tên là Sean Collier, 26 tuổi đã bị bắn chết khi ngồi trong xe. Sự việc xảy ra gần tòa nhà số 32 trong khuôn viên trường đại học kỹ thuật MIT(Massachusetts Institute of Technology) ở Cambridge thuộc thành phố Boston.

Friday 19 April 2013

Em mất 34 triệu Đô!

Ben Trần:: 
T
ờ Sydney Morning Herald ngày 15/4/13 loan tin cựu tài tử P.Hogan bị cuỗm số tiền lớn lên đến 34 triệu Mỹ kim! Người tài tình đánh cắp số tiền nầy là Egglishaw, hắn cũng chính là cố vấn thuế vụ của Hogan. Tên cố vấn ma mãnh nầy đã chỉ vẽ Hogan gởi tiền vào ngân hàng Thụy sĩ để trốn thuế…Mà bây giờ trương mục trong ngân hàng chỉ là một trương mục rỗng ruột. Các luật sư của Hogan tại California đã nộp đơn lên tòa án ở Mỹ và cảnh sát quốc tế cũng đang truy lùng tên lường gạt nầy.

Sau tiếng nổ: còn lại là tình người

Việt Luận :: 
C
hạy việt dã tại Boston -- Boston Marathon -- là cuộc đua có hơn 23,000 lực sỹ khắp thế giới tham dự. Cuộc đua dài 42 cây số nên các lực sỹ chạy nhanh nhất cũng phải mất chừng 4 tiếng đồng hồ. Nhưng 4 tiếng 9 phút sau khi khởi hành, tại mức đến xảy ra hai tiếng nổ. Mỗi tiếng cách nhau 12 giây.

Không trở về nhà nữa rồi!

dxt.
B
oston là thủ phủ của tiểu bang Massachusetts ở Hoa Kỳ. Được thành lập năm 1630, Boston là một trong những thành phố cổ xưa nhất và có ảnh hưởng lớn đến văn hóa và thể thao của Mỹ quốc.

Wednesday 17 April 2013

Hỏi và đáp

Ben Trần ::

T
ừ khi loài người biết dùng chữ viết, là bắt đầu có những rối rắm về cách viết, cách suy nghĩ, cách nói, cách hỏi, cách trả lời... Có những đơn từ họ đặt ra câu hỏi để gài bạn phải trả lời. Có những câu hỏi mà bạn không cần câu trả lời... người nghe câu hỏi và người đặt câu hỏi đều biết kết quả nó như thế nào... Dĩ nhiên nếu đứa trẻ lên 5 lên 6 tuổi đặt câu hỏi thì khác. Người lớn hay những tay dày dặn về kinh nghiệm bốp chát hỏi lại khác...

Tuesday 16 April 2013

Buy, Buy American Pie : Một cảnh báo thú vị về hàng Trung Quốc

Thấy bà con bên nhà mình "nóng gà" về chuyện Made in China, 
Ông Già Ba Tri bèn qua hàng xóm mượn tạm bài này
để thêm mắm muối cho chuyện đang sôi sùng sục.
Xin cám ơn hàng xóm Liên Trường Kỹ Thuật Úc Châu.
Og3t


Hoàng Thúy :: 
Đ
ến bây giờ chắc không ai còn lạ gì với phẩm chất của hàng hóa Trung Quốc và sự có mặt của chúng ở mọi nơi. Từ vài năm trước điều này đã được nhắc đến qua một bài hát nhái "Buy, Buy American Pie" do nhóm The Capitol Steps thực hiện.

Monday 15 April 2013

Thứ Ba 15.4.1975 - Thứ Bảy 19.4.1975

Thứ Ba 15.4.1975


Trên đường tìm về Sài gòn, rất nhiều đồng bào từ Đà Lạt, Lâm Đồng, Bình Tuy, Long Khánh, vân vân đổ tới ngba Dầu Giây. Bất chấp có đông thường dân Cộng Sản vẫn nã pháo vào các vị trí đóng quân của VNCH. Khá đông đồng bào bị thương vong tại ngả ba Dầu Giây.
Cùng ngày, Cộng Sản bắn sập hầm chỉ huy của chiến đoàn 52, sư đoàn 18 bộ binh, Sau tổn thất này, chiến đoàn 52 bỏ Dầu Giây rút về Long Bình.

Thứ Tư 16.4.1975

Phòng tuyến Phan Rang vỡ. Bộ đội Cộng Sản chiếm Phan Rang, bắt tướng Nguyễn Vĩnh Nghi làm tù binh và dùng máy bay A-3, F-5 từ phi trường Phan Rang tấn công Sài Gòn.
Tướng Cao Văn Viên trong sách “The Final Collapse” cho biết: cùng ngày, toàn tỉnh Bình Thuận lọt vào tay Cộng Sản Bắc Việt. Nhưng nhiều tài liệu khác cho biết Bình Thuận chỉ mất sau ngày 18.4.1975.

Thứ Năm 17.4.1975

Cambodia sụp đổ. Quân Khmer Đỏ chiếm thủ đô Phnom Penh.
Cùng ngày, Hà Nội tổ chức một cuộc "tham quan" Đà Nẵng đã được giải phóng. Trong phái đoàn này có phóng viên báo Le Monde (Pháp), hãng tin AFP, báo Pravda (Liên xô), Tân Hoa Xã (Trung Cộng) và nhân viên truyền hình Thuỵ Điển, Pháp. Phái đoàn đáp máy bay YAK-40 của Nga xuống phi trường Đà Nẵng. 
Hà Nội mời ông Alexandre Casella, Cao Uỷ Tỵ Nạn của Liên Hiệp Quốc cùng đi với tư cách nhà báo. Nhưng sau chuyến đi, Hà Nội lại rêu rao "Một công chức của Liên Hiệp Quốc đã tới Đà Nẵng. Tình hình bình thường".
Cùng ngày, đại sứ Pháp Mérillon gặp cựu tướng Dương Văn Minh để thi hành một mệnh lệnh từ Paris gởi sang. Đó là tìm cách cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra đi và đặt cựu đại tướng Dương Văn Minh vào ghế tổng thống.
Cùng ngày, tiểu ban Quân Vụ của Thượng Viện Hoa Kỳ do đảng Dân Chủ kiểm soát biểu quyết không chấp thuận bất cứ viện trợ quân sự nào cho VNCH.

Thứ Sáu 18.4.1975

Việt Cộng pháo kích vào Phan Thiết.
Cùng ngày, Phan Thiết đã bắt đầu hỗn loạn, dù Cộng Sản vẫn còn xa. Cộng Sản chỉ đến được bên kia phòng tuyến của các đơn vị quân đội VNCH tử thủ tại Tường Phong, Phú Hội, Phú Long và Hải Long.
9 giờ tối xe tăng và bộ binh của Bắc Việt chiếm được tòa Hành Chánh Phan Thiết. Cùng ngày, Cộng Sản bắn tiếng chỉ nói chuyện với cựu đại tướng Dương Văn Minh. Đây là kế của Cộng Sản giăng ra để tăng thêm áp lực đòi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức.
Cùng ngày, quốc hội Mỹ bác bỏ 722 triệu Mỹ kim quân viện khẩn cấp do tổng thống Ford đề nghị.

Thứ Bảy 19.4.1975

5 giờ sáng, QLVNCH được lệnh di tản chiến thuật khỏi tỉnh Bình Thuận. Lực lượng Việt Nam Cộng Hòa phải rút bằng tàu Hải quân vào Nam. Khi Phan Thiết mất, toàn lãnh thổ Quân đoàn II của VNCH rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt.
Cùng ngày, tổng thống Ford ngỏ ý với chủ tịch Brezhnev ý định nhờ lãnh tụ Cộng Sản Liên Xô can thiệp để có ngưng chiến ở Việt Nam. Sau khi ngưng bắn các phe phái sẽ thảo luận về chuyện thay đổi chính trị tại Sài gòn.
Og3t













Friday 12 April 2013

Khoe vợ kiểu China!

dxt. :: 
Ú
c Đại Lợi là một đất nước tự do. Tự do không có nghĩa là: muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết. Làm cũng phải theo luật, theo lệ đàng hoàng. Viết báo, phát thanh, truyền hình, internet, vân vân và vân vân cũng phải tuân thủ luật pháp.

Tháng Tư ở Sài Gòn

Một tùy bút thật cảm động đặc biệt với những ai cùng thời với tác giả Trần Như Xuyên, 
ông đã dùng lời hát lãng mạn của bài "Love is a many spendored thing”
để viết về tháng tư hoa hồng ở xứ người thay vào hoa phượng đỏ của xứ mình.

Phim này được chiếu ở Rạp Đại Nam thời chúng ta mới vào Trung Học (1957)
trên đường Trần Hưng Đạo
 là rạp có máy lạnh thuộc hạng số một tại Sài Gòn
vì lúc đó chưa có Rạp Rex (1962).

Tôi còn nhớ tờ chương trình in offset trên giấy láng
trong đó bài hát "Tình yêu là vật đẹp muôn màu” cả lời Anh lẫn Việt.
Đặc biệt cảnh William Holden và Jennifer Jones hôn nhau
trên "ngọn đồi vĩnh biệt, la collin de l’adieu” .
Lời Việt rất trữ tình: 
"nhớ hồi trên cánh đồng gió cao vời 
nàng cùng tôi hôn nhau trong giây ban mai 
lúc dương thế vương sầu, 
rồi bàn tay trao nhau hẹn cùng ngàn tiếng tơ lòng”...
Xin thân chuyển tùy bút này với cả một dĩ vãng đã nhạt nhoà.
***
Chị Lê Thy -- người chủ trương blog Vinh Danh và Bảo Vệ Cờ Vàng --
nhận được chuyện tình buồn này  

và cũng gởi cho một bạn học tại Úc. 

Bạn học này chuyển cho blog Việt Luận. 
Og3t đã nhờ cô bạn này làm cánh chim bạt ngàn xin phép tác giả để đăng lại.
Bay đến mỏi cánh, cô bạn đã nối blog Việt Luận với blog Vinh Danh và Bảo Vệ Cờ Vàng.
Từ nay blog Việt Luận và blog Bảo Vệ Cờ Vàng thành hàng xóm làng giềng của nhau.

Og3t xin cám ơn lòng tốt của chị Lê Thy với hy vọng khi cần chút "mắm muối"
 blog Việt Luận sẽ sang nhà hàng xóm mượn đỡ.

(Hiển nhiên, blog Việt Luậnsẽ ghi xuất xứ)

Trong những ngày tháng Tư,
 blog Việt Luận xin giới thiệu với bạn đọc chuyện tình buồn
như nhiều chuyện tình buồn khác
vì trời để cho người yêu nhau phải có một tháng Tư oan nghiệt.
Og3t


Tháng Tư ở Sài Gòn

Trần Như Xuyên ::
T
háng Tư là đầu mùa Hè, thực ra SG quanh năm là mùa Hè, thản hoặc may mắn cuối năm nào được hưởng chút cái hơi lạnh của mùa Đông, khi không khí lạnh vượt qua được đèo Hải Vân xuống phía Nam là SG dìu dịu như Đà Lạt, người SG mừng lắm.
Tôi xuống xe ở đường Tự Do, lững thững qua Passage Eden, tháng Tư SG cây cối xanh mầu, có tiếng ve kêu và đâu đó lác đác những cánh phượng nở sớm báo hiệu Hè đã đến, “Trời hồng hồng, sáng trong trong, ngàn phượng rung nắng ngoài song”. Hè, mùa chia tay của học sinh, con gái nắn nót với những trang lưu bút, còn đám con trai? Ráng mà thi đậu nghe, còn không, có quân trường đợi sẵn đó, tôi không còn quan tâm đến sự chia tay thuở học trò này nữa vì tôi rời mái trường mấy năm nay rồi, giờ đã là một người lính dày dạn gió sương, tuổi học trò đi qua mà lòng không muốn như vậy.
Qua Passage Eden, tôi thấy Ngọc đứng chờ tôi ở trước Rex, nàng hôm nay đẹp rực rỡ, người con gái nào đang có tình yêu đều đẹp, chúng tôi nắm tay nhau, biểu lộ tình yêu thời đó chỉ là như vậy, rất lễ giáo, không có cái hôn, không ôm choàng lấy nhau ầm ĩ. Ngọc ríu rít hỏi tôi về phép được mấy ngày, sao không đến nhà thăm em…
Ngọc đang học Dược, chúng tôi quen nhau cũng cũng đã mấy năm, ngày Ngọc còn là cô nữ sinh Trưng Vương, tháng Tư hàng me đường Nguyễn Bỉnh Khiêm từng chiếc lá vàng nhỏ rơi rụng, lăn tròn trên vỉa hè, lấm tấm như những hạt gạo, tôi hay đợi Ngọc ở đấy, đường đi của đôi tình nhân có lá me vương trên mái tóc, Ngọc không cho tôi gỡ những chiếc là me xuống, nàng bảo: “mấy chiếc lá đó thích em anh để kệ nó”, lãng mạn thật, thực ra nàng sợ lũ bạn nhìn thấy thì đúng hơn, con gái học đệ nhị mà đã có người đón đưa là bạo đấy, ôm chiếc cặp nơi ngực mà vương vấn hình ảnh ai đó là hơi sớm đấy, trên đường tình có gió mơn man tà áo trắng, áo bay cuốn lấy chân tôi, Ngọc giữ áo lại, tôi nói: “cái áo nó thích anh, em để kệ nó”, Ngọc cười, đôi má con gái ửng hồng.
Thời ấy, cuối những năm 60, SG trở lại yên bình sau cái Tết Mậu Thân, chiến tranh càng trở nên khốc liệt, nhưng ở đâu đó thôi, SG vẫn bình yên, tôi đã rời học đường trước đó, bình yên thế nào được, những người thanh niên nào ai cho yên bình, tôi rời Đại Học, nhập ngũ, thỉnh thoảng về phép, hẹn Ngọc đi chơi, như hôm nay chẳng hạn, tôi dẫn Ngọc loanh quanh Lê Thánh Tôn, Gia Long, Tự Do… những con đường đầy kỷ niệm mà mỗi lần về SG, tôi cứ thích lang thang ở đó.
Tôi đưa nàng vào Brodard, một quán nước hồi còn là sinh viên, tôi và bạn bè hay ngồi ở đây, quán không có chanh đường để uống môi em ngọt, quán có chút Tây hơn, con đường Tự Do cũng có những hàng me cao, tôi gỡ vài cái lá vướng trên tóc nàng, Ngọc không tìm cách tránh như hồi còn ở Trưng Vương, hồi đó còn sợ bạn nhìn, giờ chỉ có người tình nhìn, càng thích chứ sao. Rót nước cho Ngọc rồi hỏi: nghe Nat King Cole nhé, nàng gật đầu, tôi mua jeton rồi bỏ vào cái jukebox cạnh đó, tiếng hát trầm ấm của người ca sĩ da đen cất lên:
Love is a many splendored thing, it’s the April rose…
Có đúng không, tình yêu là vật đẹp muôn mầu? Ngọc hỏi tôi:
– Tình yêu chỉ có nghĩa vậy thôi sao?
Tôi trả lời nàng:
– Không, có nhiều chứ, tình yêu người ta định nghĩa nhiều lắm nhưng càng định nghĩa nó càng rối mù, theo anh tình yêu cần gì phải định nghĩa, nó chỉ giản dị trong 2 chữ anh + em vậy thôi, với anh thế là đủ.
Bài hát tôi và Ngọc đều thích và có cùng kỷ niệm, lúc mới quen nhau qua đứa cháu, bạn học cùng Ngọc, và cũng tại Brodard này trong một lần đi chơi, hình như lần đầu thì phải, tôi thấy Ngọc loay hoay chọn bài hát trong cái máy, tôi tiến tới bỏ jeton vào thì cả 2 ngón tay tôi và Ngọc cùng bấm Love is a many splendored thing, tôi và Ngọc nhìn nhau, hóa ra… lần đầu đấy, nhưng ánh mắt đã có chút xao xuyến, ai cũng có một thời để nhớ về một kỷ niệm nào, với tôi, mỗi lần nghe bài hát này, Brodard và Ngọc hiện ra trước mặt, it’s the April rose that only grows in the early spring.. vâng, bông hồng tháng Tư, chúng tôi yêu nhau và SG tháng Tư không có được hoa hồng, chỉ có mầu đỏ của phượng, cả tôi và Ngọc đã xem cuốn phim này, La colline de l’adieu với William Holden và Jennifer Jones, thuở học trò mang tình yêu vào sách vở nhưng kém đâu nồng thắm,…and your fingers touched my silent heart and taught it how to sing…Trong phim cảnh thật đẹp khi W.Holden và Jenny đứng trên đỉnh đồi, phía dưới xa xa là thành phố cùng bãi biển, họ hôn nhau.

Tháng Tư SG nóng nung nấu người, hàng me ngoài đường im gió, có những tà áo dài của các cô làm việc ở ngân hàng về, tà áo đồng phục làm dịu bớt cái hừng hực của tháng Tư, thấy tôi ngắm nhìn mấy tà áo dài đó, Ngọc rời đôi môi xinh xắn khỏi ống hút hỏi tôi:
– Anh thích gì nhất nơi người đàn bà?
– Theo anh cái nhất của người phụ nữ là sự duyên dáng và thông minh.
– Anh trả lời chung chung quá, thí dụ thích vẻ đẹp của mái tóc, đôi mắt, làn môi hay như bộ ngực chẳng hạn…
Tôi trả lời một câu lạc đề:
– Anh thấy đàn bà nào có bộ ngực to thường kém thông minh.
Hai tay đang chống dưới cằm, Ngọc vội khoanh tay như che ngực mình lại:
– Ý này anh lấy ở đâu mà lạ vậy, thế em to hay nhỏ?
-Vừa vừa thôi
-Vậy là không thông minh và cũng không ngu?
Buổi tối, tôi và nàng đi nghe nhạc ở phòng trà Ritz đường Trần Hưng Đạo, phòng trà của Jo Marcel mới mở, nhìn chung quanh, ánh đèn mầu mờ mờ êm dịu, mọi người ăn mặc lịch sự, tôi thấy mình như xa lạ, có rừng rú lắm không, mà có lâu lắc gì đâu, trước đây mình cũng là những người như thế này, tôi nghĩ tới chỉ mai hay mốt trở lại cùng đơn vị, đâu còn được như thế này,, rừng cây, bụi bậm, bom đạn, người chết…

Ta ngắt đi, một cụm hoa Thạch Thảo
Rồi Lệ Thu xuất hiện: ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo, em nhớ cho, mùa Thu đã chết rồi. bài hát này dạo đó mới có, được ngay mọi người đón nhận vì cái lãng mạn và đau thương của lời thơ thi sĩ người Pháp. Ngọc tựa đầu vào vai tôi, nàng hát nho nhỏ theo Lệ Thu: đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa, tôi vòng tay ôm nàng: bậy nào, ừ mùa thu chết rồi, thây kệ mùa thu, chúng ta vẫn có nhau, anh còn em đây thôi, cần gì hơn, mai có trở lại đơn vị cũng không sao. Tôi nắm tay nàng: chúng mình cưới nhau đi chứ !
- Gớm, mãi cóc mới chịu mở miệng.

Năm Ngọc gần ra trường, chúng tôi làm đám cưới, nàng có nhiều bạn bè, những người năm xưa gặp ở bal de famille còn là nhí nhảnh của thời con gái, giờ đã lớn và chững chạc, hồi đó đi nhẩy bal của Dược là sang lắm. Chú rể có vài người bạn, da đen sạm và tóc cháy nắng gió, họ ngồi riêng một góc, tì tì uống rượu, không cười, không nói, có thể họ đang nghĩ tới đồng đội, giờ này mình hạnh phúc ngồi đây, bạn bè thì căng mắt chờ quân thù. Cưới nhau xong là đi, tôi chỉ có 4 ngày bên Ngọc rồi trở lại chiến trường.
Tháng Tư 1972 có một mùa Hè mà nhà văn Phan Nhật Nam đặt tên là “Mùa Hè đỏ lửa”, SG cũng đang vào mùa Hè, chiến trận bùng lớn trên khắp mọi miền nhưng vẫn còn xa SG, tôi ít có dịp về đưa Ngọc đi trên con đường Tự Do có hàng me cao. Chiến tranh làm bao người đàn bà là chinh phụ nên khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên, bởi vậy vụt một cái chinh phụ trở thành góa phụ, chít khăn sô lên đầu vội vã. Còn đàn ông con trai gọi là gì? chinh nhân ư? chinh nhân ơi, xin anh chớ buồn …người yêu anh còn đó, người yêu anh bé nhỏ – hừ, không buồn sao được, vợ mới cưới, gần nhau được vài ngày rồi cứ thăm thẳm chiều trôi mà bảo chớ buồn.

Thế rồi cái tháng Tư đau thương đó xẩy đến, ngọn sóng Tsunami cuồn cuộn đem súng đạn vô SG, chiến tranh không còn ở đâu xa nữa, tội nghiệp, chúng tôi vẫn vùng vẫy, vẫn chiến đấu, vẫn hy vọng… người lính chỉ biết tuân lệnh dù tuân lệnh trong tuyệt vọng, không biết rằng mọi sự đã an bài, mọi sự đã được sắp xếp xong rồi, tôi không gặp Ngọc trong cái Tháng Tư khốn khổ đó, không thấy mặt đứa con đầu lòng mà biết rằng nó sẽ chào đời trong khoảng thời gian này.
Ở tù ngoài Bắc, cứ phải nghe những luận điệu điêu ngoa xảo trá, mà họ nói hay thật, đúng như nữ ký giả người Pháp Susan Labin có một câu nói không thua gì câu nói của ông Thiệu: “người Cộng Sản nói dối nhiều quá đến độ khi nói dối họ tưởng họ nói thật”. Ngay ngày đầu tiên ở đây, tên cán binh AK nói với tụi tôi: giặc lái Mỹ bay ra ngoài này bị hạ hết vì tầu bay ta núp trong mây chờ chúng tới bất ngờ xông ra…
Ta ngắt đi một cụm hoa Thạch thảo, tôi không biết hoa Thạch Thảo hình dáng ra sao, nhưng những lần đi lao động trong rừng núi, tôi ngắt cụm hoa dại để nhớ Ngọc và những con đường Sài Gòn, ở đây xa quá và khổ quá, cần có ước mơ để giữ mình được vững vàng. Tháng Tư đau thương đó, không có tôi, Ngọc xoay sở như thế nào khi bụng đã quá lớn, SG hấp hối. SG cuống cuồng, người SG không nghe thấy tiếng ve kêu, không kịp nhìn ngắm những cánh phượng mới nở, ôi tháng Tư đau thương. Tôi bị bắt ngay tại mặt trận, từ ngày đó, tôi và Ngọc không gặp nhau.

Mãi 1978, chúng mới cho viết thư, hôm nhận thư Ngọc, tôi run rẩy cả người: 
Anh yêu dấu, rất mừng khi biết tin anh, anh chưa biết anh có đứa con gái đâu nhỉ, mẹ con em vẫn mạnh khỏe, Ngọc Anh đã 3 tuổi, luôn hỏi về bố, em đặt tên con là Ngọc Anh, một bé gái dễ thương, đẹp như mẹ và nghiêm nghị như bố, Ngọc Anh có nghĩa là Ngọc luôn là của anh đấy, em vẫn theo nghề thuốc nhưng là thuốc vỉa hè, em buôn bán ở chợ Cũ, tiện tặn cũng tạm đủ, em theo bác Cả một thời gian nhưng nghĩ nên đi vùng kinh tế mới như chú Lộc mới đúng với chính sách của nhà nước, sẽ nói với anh sau.
Anh ráng học tập tốt, lao động tốt, nhà nước sẽ khoan hồng cho anh về sớm.
Ngọc Anh và em hôn bố.
Dĩ nhiên lá thư bị kiểm duyệt và tôi bị mắng: lần sau nói vợ không được viết ở đầu lá thư là anh yêu dấu nghe, các anh còn đầu óc lãng mạn tiểu tư sản, viết thư về, động viên vợ anh bỏ buôn bán linh tinh và nên đi vùng kinh tế mới theo đúng chính sách của đảng và nhà nước ta hiện nay.
Thư trả lời tôi khuyến khích nàng nên đi kinh tế với chú Lộc vì chú Lộc – em trai tôi – hiện nay ở Úc, ý cho Ngọc biết nếu có cơ hội là nàng cùng con nên vượt biên, tội nghiệp cô nữ sinh Trưng Vương, ra Dược Sĩ làm cho công ty Dược Trang Hai, một Cty Dược lớn nhất miền Nam thời đó, giờ Ngọc lê la nơi vỉa hè chợ cũ, bên nách đứa con nhỏ mà chồng thì biệt tăm biệt tích từ cái Tháng Tư khốn khổ đó, vẫn là liên quan tới ngành thuốc của nàng, nhưng kiếm từng đồng với những viên thuốc qua lại.

Cuối 1978, các trại tù trên miền cao được di chuyển sâu xuống phía Nam, chúng tôi không biết rằng chiến tranh sắp xẩy ra giữa 2 nước CS anh em, với nước Tàu sau khi VC đánh tan Pon Pot, hành động này coi như một sự phản bội. Tôi được đưa từ Sơn La về trại Nam Hà ở phía Nam Hà Nội, thế rồi thấy tù bị chết vì đói khát, bệnh tật nhiều quá, CS cho gia đình tù được phép thăm nuôi, từ miền Nam phải đi xe lửa mấy ngày đêm mới ra được tới Bắc. Ngọc dành dụm tiền, đầu năm 80 ra thăm tôi tại Nam Hà, khi gặp nhau, tôi nhìn Ngọc sững sờ, Ngọc ốm và đen hẳn đi, sự kham khổ biến cô Dược Sĩ xinh đẹp ngày nào nom khác hẳn, chế độ ưu việt lột xác con người hay thật, tôi nhìn Ngọc Anh chằm chằm, con bé gặp tôi lần đầu nên có vẻ là lạ, được sinh ra trong cái hỗn mang của Sài Gòn nên gương mặt buồn buồn và bướng bỉnh, những giọt nước mắt lăn trên khóe mắt Ngọc, mụ nữ cán bộ dẫn thăm nuôi gắt với nàng:
- Không được khóc, hãy động viên chồng học tập cho tốt để nhà nước còn khoan hồng.
Khi ngồi nói chuyện, mụ ngồi ngay trước mặt theo dõi câu chuyện giữa tôi và Ngọc, tôi nói với Ngọc tưởng như bình thường nhưng thật ra dùng toàn những ý nghĩa chỉ tôi và nàng hiểu, Ngọc cho biết cái ngày mất Sài Gòn đó, nàng không có một tin tức nào về tôi, người anh họ trong Không Quân kêu nàng đi, Ngọc không đi, bụng quá lớn gần ngày sanh mà chẳng biết tôi như thế nào, không đành lòng bỏ đi. Tôi nói với nàng chúng ta có nhiều sai lầm quá, em có ở lại thì giờ cũng chỉ là thế này, bao nhiêu là sai lầm như thế,tôi nói hễ có cơ hội em cứ đi đi, ngày nào được về, anh sẽ tìm cách đi sau. Lúc chia tay, tôi hôn Ngọc Anh, nắm 2 tay nàng, như ngày nào Ngọc chờ tôi trước thềm rạp Rex. Lúc phải quay vào, Ngọc như muốn khụy xuống, tôi quay đi không muốn nàng nhìn thấy tôi cũng long lanh nước mắt, mùa Thu đã chết, em nhớ cho…được một đoạn, ngoái lại, Ngọc nắm tay con vẫn đứng đấy, dơ tay vẫy vẫy, tôi vẫy lại, cứ ít bước lại ngoái lại, dơ tay vẫy, bóng 2 mẹ con xa dần, nhỏ dần…

Như nghiệm vào câu Ngọc hát trên vai tôi buổi tối ở Ritz: đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa. Cuối 1980, Ngọc dẫn con xuống Rạch Giá vượt biên và ghe gặp cướp biển, từ đó tôi bặt tin nàng, chẳng bao giờ gặp lại Ngọc và con nữa, Ngọc Anh năm đó mới 5 tuổi.

Cái chế độ tự nhận là ưu việt đó đã nướng 1 triệu thanh niên miền Bắc cho mộng bá vương điên cuồng, miền Nam cũng thiệt hại hơn 200 ngàn người con ưu tú cho cuộc chiến, có điều họ tự xưng là ưu việt nhưng lại không chịu nhìn thấy là hễ họ đi tới đâu thì người dân chạy trốn tới đó, ngay cả khi cuộc chiến chấm dứt, người dân vẫn hốt hoảng liều chết vượt biển ra đi, nếu quả thực ưu việt thì người dân phải ở lại để hạnh phúc với cái ưu việt đó chứ.
Cuộc chiến chấm dứt, số người bỏ mình trên biển tìm Tự Do khoảng 2,3 trăm ngàn người, ngang bằng số người miền Nam chết cho 20 năm cuộc chiến, trong số những người chết đó có Ngọc và đứa con gái bé nhỏ của tôi.
TRẦN NHƯ XUYÊN

Trang bị súng nơi bệnh viện

Ben Trần :: 
T
in tức ngày 1.4.13 chạy hàng tin nhỏ: một vài bệnh viện tại Victoria, các nhân viên an ninh khu cấp cứu lên tiếng đòi trang bị súng trong khi thi hành nhiệm vụ để bảo vệ chính họ và các bệnh nhân khác.

Thursday 11 April 2013

Thứ Năm 10.4.1975 - Thứ Hai 14.4.1975

Blog Việt Luận kính mời bạn đọc
trả lời vào phần Comments câu hỏi thật nhỏ sau đây:
“Trong tháng Tư năm 1975, bạn ở đâu?”
Og3t

Tần Quỳnh khóc bạn! 3

Bài này có phần và được tác giả đánh số 1, 2 và 3.
Tần Quỳnh khóc bạn! số 1 bắt đầu bằng chuyện Mỹ.
Tần Quỳnh khóc bạn! số 2 kể chuyện chú Ba thời xưa.
Tần Quỳnh khóc bạn! số 3 trở lại chuyện xảy ra cũng ở Mỹ. Nhưng là Mỹ Tho.
Blog Việt Luận sẽ đăng làm ba kỳ.
Kính mời

Wednesday 10 April 2013

Nói lái

Ben Trần :: 


K
Không cần phải giải thích chắc các bạn cũng biết nói lái là gì. Dường như tiếng Việt ta là thứ tiếng rất dễ nói lái… Một số ngôn ngữ khác dùng hai chữ đồng âm khác nghĩa để chơi chữ,  tiếng nước ta có thể chơi chữ bằng cách nói lái.

Tần Quỳnh khóc bạn! 2

Bài này có phần và được tác giả đánh số 1, 2 và 3.
Tần Quỳnh khóc bạn! số 1 bắt đầu bằng chuyện Mỹ.
Tần Quỳnh khóc bạn! số 2 kể chuyện chú Ba thời xưa.
Tần Quỳnh khóc bạn! số 3 trở lại chuyện xảy ra cũng ở Mỹ. Nhưng là Mỹ Tho.
Blog Việt Luận sẽ đăng làm ba kỳ.
Kính mời

Monday 8 April 2013

Ngày trở về

Ben Trần
(Thân tặng anh Tư Điên)

“Ngày trở về anh bước lê… 
trên quãng đường đê đến bên lũy tre…
Nắng vàng hoe vườn rau trước hè… 
người đón người về…
Mẹ lần mò ra trước ao nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ…”


Tần Quỳnh khóc bạn! 1


Bài này có phần và được tác giả
đánh số 1, 2 và 3.

Tần Quỳnh khóc bạn! số 1 bắt đầu
bằng chuyện Mỹ.

Tần Quỳnh khóc bạn! số 2 kể
chuyện chú Ba thời xưa.

Tần Quỳnh khóc bạn! số 3 trở lại
chuyện xảy ra cũng ở Mỹ.
Nhưng là Mỹ Tho.

Blog Việt Luận sẽ đăng làm ba kỳ.
Kính mời.

Sunday 7 April 2013

Thứ Sáu 4.4.1975 - Thứ Tư 9.4.1975

Blog Việt Luận kính mời bạn đọc
trả lời vào phần Comments câu hỏi thật nhỏ sau đây:
“Trong tháng Tư năm 1975, bạn ở đâu?”
Og3t

Thursday 4 April 2013

Chạm cửa thiên đường!


Thêm một thảm cảnh buồn cho người sống sót qua tháng Tư năm 1975.
Hiển nhiên, người được cửa thiên đường mở ra cũng chẳng có gì vui vì mỗi ngày còn ở cõi này -- sau tháng Tư, 1975-- chỉ là thêm một ngày "sống sót" mà thôi.

Trung Quốc nhảy vào thị trường địa ốc Úc

Việt Luận (2.4.2013)


T
ừ khá lâu người Trung Hoa ngấp nghé nhiều thửa đất và ngôi nhà đồ sộ tại Úc. Nông gia Úc đã từng lên tiếng than phiền chính phủ để cho đất đai Úc lọt vào tay ngoại quốc. 

Thứ Tư 2.4.1975

Blog Việt Luận kính mời bạn đọc
trả lời vào phần Comments câu hỏi thật nhỏ sau đây:
“Trong tháng Tư năm 1975, bạn ở đâu?”
Og3t

Wednesday 3 April 2013

Nỗi đau trong ngày Quốc Hận


Xin bạn đọc ghi lại ký ức: 
Trong tháng Tư năm 1975, bạn ở đâu?”
Og3t

Kim Nguyễn ::
30/4 là ngày Quốc Hận, mà cũng là ngày Gia Hận của gia đình chúng tôi. 
Vâng đúng như vậy. 

Tuesday 2 April 2013

Tơ lòng


Kính gởi OG 3T.
T

ôi có mối tơ lòng rối bòng bong mà không biết hỏi ai, mà nếu hỏi không đúng người không lợi lộc gì mà còn bị người ta cười cho, già mà không nên nết. Tôi làm chung với anh Ben, anh Ben không thể giúp gì tôi đâu, ảnh chỉ có cách rủ tôi uống rượu giải sầu thôi.

Chiếc áo bà ba hình chữ hỉ!


Đây là chuyện tình buồn chung quanh tháng Tư, năm 1975.
Nhớ lại chuyện năm xưa,
Blog Việt Luận kính mời bạn đọc tung vào thế giới ta bà chuyện tháng Tư, năm 1975
của mình.
Xin ghi lại ký ức: 
Trong tháng Tư năm 1975, bạn ở đâu?”
Og3t

Monday 1 April 2013

1 tháng 4, 1975

30 tháng 4 gần tới.
Ngày này qua lâu rồi nhưng dư âm chưa phai mờ.
Blog Việt Luận dự tính đăng một số chuyện,
sưu tập một số tài liệu
xảy ra trong những ngày dẫn đến 30 tháng Tư 1975.

Chung quanh ngày 30 tháng Tư năm 1975



30

tháng 4 gần tới.
Ngày này qua lâu rồi nhưng dư âm chưa phai mờ.