Friday 18 April 2014

Hãy nói như thể mình không bao giờ được nói nữa




Y Vi Lưỡng Khả ::




Y Vi Lưỡng Khả ::

8 giờ 40 sáng  thứ Tư 15.4 tuần qua, một chiếc tàu chở hành khách khá lớn tại Nam Hàn lâm nạn.
Tàu này chở 475 người vừa hành khách vừa thuỷ thủ. Trong đó có 325 học sinh từ Danwon High School tại khu vực Ansan, thuộc tỉnh Gyeonggi, phía Tây bán đảo Triều Tiên. Chiếc tàu mang tên Sewol trên đường đến đảo Jeju -- nơi có ngọn núi lửa cao nhất Hàn Quốc -- thì đụng phải một vật gì đó. Tàu khựng lại. Rồi bắt đầu nghiêng....

Bà Jang Mi-ja, mẹ của học sinh bị kẹt trong chiếc phà lật nghiêng ngoài khơi tỉnh Jeolla nghe tiếng điện thoại reo. Bên kia là tiếng nói của của con trai Shin, học lớp 11. Tiếng nói này, bà từng nghe mười mấy năm qua. Tiếng của con bao giờ cũng ngọt lịm. Nhưng không phải không có lúc tiếng con nói làm cha mẹ bực mình.... (Y Vi Lưỡng Khả suy bụng ta ra bụng người đó thôi). Khi con lâm nạn và có thể sẽ không bao giờ cất tiếng nói nữa mà mẹ lại nghe tiếng con như thể lần cuối cùng. Ai có thể tả lòng mẹ vào lúc ấy. Mẹ của cậu học sinh áy thốt lên “Tôi chưa bao giờ sung sướng hơn so với khi tôi nghe tiếng con nói qua điện thoại. Nhưng tôi cố kềm xúc động vì lúc ấy tôi đang ở bên cạnh nhiều cha mẹ khác đang chờ nghe tiếng con mình”. Từng ngày, ai là cha, ai là mẹ: xin hãy chờ nghe tiếng con như thể.... như thể... như thể (Oh! Có chuyện chẳng lành gì gì đó).

“Mẹ ơi, có thể con không bao giờ được nói với mẹ như vậy nữa. Con yêu mẹ”



Khi con tàu nghiên 45 độ. Hành khách bị dồn xuống đáy một học sinh đang tuổi ngỗ nghịch mười mí gởi lời nhắn cho mẹ: “Mẹ ơi, có thể con không bao giờ được nói với mẹ như vậy nữa. Con yêu mẹ”. Tuổi mười mí hẳn là nhiều lần bị mẹ rầy. Nhiều lần bất bình trong lòng vì vòi vỉnh mẹ mà không được như ý. Tuổi mười mí khá tiết kiệm lời nói với mẹ cha. Đến khi kẹt trong khoan tàu đang chìm dần vào lòng biển, tuổi mười mí hối tiếc:... “có thể con không bao giờ được nói với mẹ như vậy nữa. Con yêu mẹ”. Tuổi mười mí text cho mẹ như chưa bao giờ text như thế.
Cuối cùng, báo Nam Hàn đưa tin học sinh này đã được cứu. Chắc là em sẽ dùng mỗi giây phút bên mẹ để nói “con yêu mẹ”.
Cậu con trai   17 tuổi khác được toán cấp cứu kéo ra khỏi con tàu nằm nghiêng. Cậu cùng với 78 bạn học trong trường Danwon được trở về nhà với ba mẹ. Mẹ đưa cho cậu xem lời nhắn do tay cậu gởi “Mẹ ơi. Có lẽ đây là cơ hội cuối cùng con được nói lên lời yêu mẹ”. May quá, sau cơ hội cuối cùng ấy, cậu còn được ngàn ngàn cơ hội khác. Nào ta hãy nói lời yêu thương nhau như thể không còn cơ hội nào khác nữa.
Khi nước bắt đầu tràn vào khoan con tàu trọng tải 6,835 tấn, nhiều học sinh nhận ra ở trên bờ đang có những người thân đang lo lắng cho mình. Các em nghĩ tới người thân trước khi nghĩ tới mình. Quả đúng như thế, từ khi hay tin dữ, ngàn thân nhân của hành khách trên con tàu Sewol đã ra bến cảng Jindo ngong ngóng tin tức.
Một học sinh 17 tuổi tên là Shin, vội vàng gởi lời nhắn cho cha: “ Ba, đừng lo”. Khi cậu nhắc ba “đừng lo” thì chính cậu đang lo. Lo cho ba.
Lúc sau, chắc là lo cho ba không hiểu rõ tình cảnh bên trong khoan tàu chìm từ từ xuống bên dưới mặt nước cậu nhắn dài hơn một tí: “Con đang mặc áo phao và ôm chặt với nhiều thằng bạn khác. Con vẫn ở trong khoang tàu”.
Y Vi Lưỡng Khả thử đặt mình vào vai trò người người cha đọc mấy hàng tin nhắn ấy. Mình thấy trong người làm sao? Mình phải nói gì với con? Quả tình là... không biết. Người cha ấy đã nhắn lại cho con: “Ba biết người ta đang cấp cứu con tàu, nhưng tàu đang chìm. Sao con không leo lên sàn tàu? Cố leo ra nếu con có thể”. Cho đến nay con của người cha ấy vẫn bị coi mất tích. Em mất tích cùng với 287 hành khách khác.
Thật ra, khi con tàu lật nghiêng hành khách cần bình tĩnh. Càng xôn xao ùa chạy, trọng lượng con tàu càng chao đảo và tàu càng dễ chìm hơn. Trước khi tìm cách tìm cách leo vào bên trong con tàu, toàn cấp cứu đã bơm dưỡng khí vào bên trong khoan của con tàu và xin mọi người đâu ở đó.

“Mẹ ơi. Con yêu mẹ. Chào mẹ.”.
“Anh ơi. Em yêu anh. Chào anh.”.
“Em ơi. Anh yêu em. Chào em.”.“You ơi. I love you.
Bye.”



Một phút   trước khi con tàu lâm nạn, học sinh Bin, lớp 11, chụp cảnh đẹp trên biển phía Tây bán đảo Triều Tiên. Em gởi cho mẹ. Sau phút đó, tin bàng hoàng tung ra. Mẹ của em vội vàng hỏi lại: “Tấm hình đẹp lắm. Con có sao không? Con ơi, xin con trả lời mẹ.” Nhưng cho đến nay, mẹ vẫn chờ con lên tiếng.
Cô nữ sinh Kim Dan-bi đã gọi điện thoại cho mẹ mà không gặp. Cô nhắn lại: “Oh! Không. Mẹ ơi. Con yêu mẹ. Chào mẹ.” Bà mẹ đau như cắt da cắt thịt vì hụt cú điện thoại của con gái. “Mẹ ơi. Con yêu mẹ. Chào mẹ”. Cứ như là lời giã biệt sẽ không bao giờ giã biệt. Vĩnh biệt!
Đây cũng là ngàn ngàn lời nói của ngàn ngàn người trên đường đi cõi âm nhắn lại cõi dương. Người trong hai toà nhà World Trade Center ở New York vào ngày 9.11.11 đã nói thế. Hành khách trên chuyến bay United Airlines Flight 93 hôm ấy đã nói thế. Các thợ mỏ bị kẹt ở Beaconfield, Tasmania đã nhắn lên như thế.

“Mẹ ơi. Con yêu mẹ. Chào mẹ.”.
“Anh ơi. Em yêu anh. Chào anh.”.
“Em ơi. Anh yêu em. Chào em.”.
“You ơi. I love you. Bye.”
May mắn, tin cuối cùng cho biết toán cấp cứu đã đưa nữ sinh Kim Dan-bi từ khoan tàu về nhà với bà mẹ.
You ơi. I love you”. Hãy nói như thể mình không bao giờ được nói thế nữa.

Y Vi Lưỡng Khả ::

Muốn gởi bài này cho bạn bè,
xin bấm mouse chọn
Twitter, email, Facebook hay Google+ 
ở lề bên trái.




Một truyện ngắn của Kahlil Gibran

A story by Kahlil Gibran
Paulo Coelho ::
Khalil Gibran
(Hình http://cdn.simplyknowledge.com)


Cố vấn cua Đào



Ben Trần ::

Ông bà ta nói trên đời có bốn cái ngu: Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu. Thế là ông Bảy lại rơi vào cái ngu thứ nhất. Không hẵn là làm mai, nhưng công việc của ông khó hơn làm mai nhiều.