Wednesday 30 April 2014

Có điều gì quý hơn mạng sống



Việt Luận::





Sáng thứ Tư 15.4, một chiếc tàu chở hành khách dài 146 mét, trọng tải 6,835 tấn tại Nam Hàn đã lâm nạn.

Tàu này chở 476 người vừa hành khách vừa thuỷ thủ. Trong đó có 339 học sinh và thầy cô từ Danwon High School tại khu vực Ansan của thủ đô Seoul. Chiếc tàu mang tên Sewol trên đường đến đảo Jeju phía cực Nam bán đảo Triều Tiên thì đụng phải một vật gì đó. Tàu khựng lại. Rồi bắt đầu nghiêng....

Khi tàu lâm nạn, phần lớn học sinh đang ăn sáng ở tầng lầu thứ ba. Các em được lệnh "đâu ở đó". Học sinh Nam Hàn nổi tiếng kỷ luật. Các em răp rắp tuân lệnh. Chiếc tàu mỗi lúc một nghiêng và chìm xuống. Các em vẫn "đâu ở đó".

Trong hai tuần qua, trường Danwon dành phòng tập thể dục cho phụ huynh tập trung nghe ngóng tin tức. Đứng giữa đám đông, bà Jang Mi-ja, mẹ của học sinh bị kẹt trong chiếc tàu lật nghiêng nghe tiếng điện thoại reo. Bên kia là tiếng nói của của con trai Shin, học lớp 11. Tiếng nói này, bà từng nghe mười mấy năm qua. Tiếng của con bao giờ cũng ngọt lịm. Khi con lâm nạn và có thể sẽ không bao giờ cất tiếng nói nữa mà mẹ lại nghe tiếng con như thể lần cuối cùng – thì còn gì sung sướng bằng. Mẹ của cậu học sinh ấy thốt lên “Tôi chưa bao giờ sung sướng hơn, khi tôi nghe tiếng con nói qua điện thoại. Nhưng tôi cố kềm xúc động vì lúc ấy tôi đang ở bên cạnh nhiều cha mẹ khác đang chờ nghe tiếng con mình”.

Từng ngày, ai là cha, ai là mẹ: xin hãy chờ nghe tiếng con như thể.... như thể... như thể... nghe tiếng con từ khoan tàu đang chìm dần xuống biển sâu.

“Mẹ ơi, có thể con không bao giờ được nói với mẹ như vậy nữa. Con yêu mẹ”

Khi con tàu cao bốn tầng lầu nghiêng 45 độ. Hành khách bị dồn xuống đáy, một học sinh đang tuổi ngỗ nghịch mười mí gởi lời nhắn cho mẹ: “Mẹ ơi, có thể con không bao giờ được nói với mẹ như vậy nữa. Con yêu mẹ”. Tuổi mười mí hẳn là nhiều lần bị mẹ rầy. Nhiều lần bất bình trong lòng vì vòi vỉnh mẹ mà không được như ý. Tuổi mười mí khá tiết kiệm lời nói với mẹ cha. Đến khi kẹt trong khoan tàu đang chìm dần vào lòng biển, tuổi mười mí hối tiếc:... “có thể con không bao giờ được nói với mẹ như vậy nữa. Con yêu mẹ”. Cuối cùng, báo Nam Hàn đưa tin học sinh này đã được cứu. Chắc là em sẽ dùng mỗi giây phút bên mẹ để nói “con yêu mẹ”.
au hai tuần lễ, người nhái đã vào được bên trong con tàu. Cảnh tượng thật kinh hoàng. Tất cả người kẹt bên trong... đã chết. Nạn nhân bám víu và khung của sổ, thành cầu thang để trồi lên mặt nước. Bài tay của nhiều học sinh trầy trụa, rách nát: các em cố bám víu để sống... Nhiều em co quắp người tìm cách luốn lách qua khe hở để thoát thân. Nhưng quá muộn cho các học sinh kỷ luật ấy.

Vào cuối tuần này, toán cấp cứu đã cứu được 174 người, vớt 150 xác và số còn lại bị ghi là "mất tích". Nhưng không ai dám hy vọng còn người sống sót.

Trong số người sống sót có thuyền trưởng 69 tuổi. Ông đã bỏ mặc con tàu chìm xuống với hơn 470 mạng người đang lâm nguy. Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye gọi ông là "tên sát nhân". Bà tổng thống nói thế khi vin vào luật Hàng Hải (Seafarers' Act), thuyền trưởng phải ở lại trên tàu cho đến khi tất cả hành khách được cứu.
Cũng sống sót từ con tàu yểm mệnh này là thầy phó hiệu trưởng. Người ta không rõ thầy hiệu trưởng, 52 tuổi, đã bằng cách nào thoát ra khỏi con tàu lâm nạn. Khi sống sót trở về, thầy biết phần lớn học sinh trong trường còn kẹt trong tàu. Thầy đã lặng lặng treo cổ tự tự và để lại lá thư tuyệt mạng cho biết mình phải chịu trách nhiệm về tại nạn này. Thật là ân hận khi mình sống mà học sinh chết. Sống như vậy, sống bằng thừa.... Thế là thầy tự chọn con đường sang bên kia thế giới với hy vọng ở bên kia thầy tiếp tục dạy học cho các học sinh yểu mệnh.

mạng sống
thật quý giá nhưng ngoài mạng sống vẫn còn điều gì đó quý giá hơn


Khi tai hoạ xảy ra, người ta thường tìm lời an ủi gia đình nạn nhân. Thật khó an ủi thân nhân của học sinh má đỏ môi hồng, tuổi đời 17-18, mà phải chôn đời trong khoan tàu chìm nghỉm. Nhưng sống sót như viên thuyền trưởng hay thấy phó hiệu trưởng thì sống bằng thừa.

Từ đó ta thấy: mạng sống thật quý giá nhưng ngoài mạng sống vẫn còn điều gì đó quý giá hơn. Với các em học sinh, các em đã dạy cho thế giới biết quý hơn mạng sống là tinh thần kỷ luật. Với thuyền trưởng, ông thiếu mất bổn phận của mình để được sống thừa. Với thầy phó hiệu trưởng, ông không chấp nhận sống thừa vì quý hơn mạng sống còn là trách nhiệm.
Việt Luận ::
Muốn gởi bài này cho bạn bè,
xin bấm mouse chọn
Twitter, email, Facebook hay Google+ 
ở lề bên trái.





Có điều gì quý hơn mạng sống

Việt Luận::
Sáng thứ Tư 15.4, một chiếc tàu chở hành khách dài 146 mét, trọng tải 6,835 tấn tại Nam Hàn đã lâm nạn.
Tàu này chở 476 người vừa hành khách vừa thuỷ thủ. Trong đó có 339 học sinh và thầy cô từ Danwon High School tại khu vực Ansan của thủ đô Seoul. Chiếc tàu mang tên Sewol trên đường đến đảo Jeju phía cực Nam bán đảo Triều Tiên thì đụng phải một vật gì đó. Tàu khựng lại. Rồi bắt đầu nghiêng....
Khi tàu lâm nạn, phần lớn học sinh đang ăn sáng ở tầng lầu thứ ba. Các em được lệnh "đâu ở đó". Học sinh Nam Hàn nổi tiếng kỷ luật. Các em răp rắp tuân lệnh. Chiếc tàu mỗi lúc một nghiêng và chìm xuống. Các em vẫn "đâu ở đó".
Trong hai tuần qua, trường Danwon dành phòng tập thể dục cho phụ huynh tập trung nghe ngóng tin tức. Đứng giữa đám đông, bà Jang Mi-ja, mẹ của học sinh bị kẹt trong chiếc tàu lật nghiêng nghe tiếng điện thoại reo. Bên kia là tiếng nói của của con trai Shin, học lớp 11. Tiếng nói này, bà từng nghe mười mấy năm qua. Tiếng của con bao giờ cũng ngọt lịm. Khi con lâm nạn và có thể sẽ không bao giờ cất tiếng nói nữa mà mẹ lại nghe tiếng con như thể lần cuối cùng – thì còn gì sung sướng bằng. Mẹ của cậu học sinh ấy thốt lên “Tôi chưa bao giờ sung sướng hơn, khi tôi nghe tiếng con nói qua điện thoại. Nhưng tôi cố kềm xúc động vì lúc ấy tôi đang ở bên cạnh nhiều cha mẹ khác đang chờ nghe tiếng con mình”.
Từng ngày, ai là cha, ai là mẹ: xin hãy chờ nghe tiếng con như thể.... như thể... như thể... nghe tiếng con từ khoan tàu đang chìm dần xuống biển sâu.

“Mẹ ơi, có thể con không bao giờ được nói với mẹ như vậy nữa. Con yêu mẹ”

Khi con tàu cao bốn tầng lầu nghiêng 45 độ. Hành khách bị dồn xuống đáy, một học sinh đang tuổi ngỗ nghịch mười mí gởi lời nhắn cho mẹ: “Mẹ ơi, có thể con không bao giờ được nói với mẹ như vậy nữa. Con yêu mẹ”. Tuổi mười mí hẳn là nhiều lần bị mẹ rầy. Nhiều lần bất bình trong lòng vì vòi vỉnh mẹ mà không được như ý. Tuổi mười mí khá tiết kiệm lời nói với mẹ cha. Đến khi kẹt trong khoan tàu đang chìm dần vào lòng biển, tuổi mười mí hối tiếc:... “có thể con không bao giờ được nói với mẹ như vậy nữa. Con yêu mẹ”. Cuối cùng, báo Nam Hàn đưa tin học sinh này đã được cứu. Chắc là em sẽ dùng mỗi giây phút bên mẹ để nói “con yêu mẹ”.
Sau hai tuần lễ, người nhái đã vào được bên trong con tàu. Cảnh tượng thật kinh hoàng. Tất cả người kẹt bên trong... đã chết. Nạn nhân bám víu và khung của sổ, thành cầu thang để trồi lên mặt nước. Bài tay của nhiều học sinh trầy trụa, rách nát: các em cố bám víu để sống... Nhiều em co quắp người tìm cách luốn lách qua khe hở để thoát thân. Nhưng quá muộn cho các học sinh kỷ luật ấy.
Vào cuối tuần này, toán cấp cứu đã cứu được 174 người, vớt 150 xác và số còn lại bị ghi là "mất tích". Nhưng không ai dám hy vọng còn người sống sót.
Trong số người sống sót có thuyền trưởng 69 tuổi. Ông đã bỏ mặc con tàu chìm xuống với hơn 470 mạng người đang lâm nguy. Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye gọi ông là "tên sát nhân". Bà tổng thống nói thế khi vin vào luật Hàng Hải (Seafarers' Act), thuyền trưởng phải ở lại trên tàu cho đến khi tất cả hành khách được cứu.
Cũng sống sót từ con tàu yểm mệnh này là thầy phó hiệu trưởng. Người ta không rõ thầy hiệu trưởng, 52 tuổi, đã bằng cách nào thoát ra khỏi con tàu lâm nạn. Khi sống sót trở về, thầy biết phần lớn học sinh trong trường còn kẹt trong tàu. Thầy đã lặng lặng treo cổ tự tự và để lại lá thư tuyệt mạng cho biết mình phải chịu trách nhiệm về tại nạn này. Thật là ân hận khi mình sống mà học sinh chết. Sống như vậy, sống bằng thừa.... Thế là thầy tự chọn con đường sang bên kia thế giới với hy vọng ở bên kia thầy tiếp tục dạy học cho các học sinh yểu mệnh.

mạng sống thật quý giá nhưng ngoài mạng sống vẫn còn điều gì đó quý giá hơn

Khi tai hoạ xảy ra, người ta thường tìm lời an ủi gia đình nạn nhân. Thật khó an ủi thân nhân của học sinh má đỏ môi hồng, tuổi đời 17-18, mà phải chôn đời trong khoan tàu chìm nghỉm. Nhưng sống sót như viên thuyền trưởng hay thấy phó hiệu trưởng thì sống bằng thừa.
Từ đó ta thấy: mạng sống thật quý giá nhưng ngoài mạng sống vẫn còn điều gì đó quý giá hơn. Với các em học sinh, các em đã dạy cho thế giới biết quý hơn mạng sống là tinh thần kỷ luật. Với thuyền trưởng, ông thiếu mất bổn phận của mình để được sống thừa. Với thầy phó hiệu trưởng, ông không chấp nhận sống thừa vì quý hơn mạng sống còn là trách nhiệm.
Việt Luận
Muốn gởi bài này cho bạn bè,
xin bấm mouse chọn
Twitter, email, Facebook hay Google+ 
ở lề bên trái.





0 comments :

Post a Comment

Xin bạn đọc nhấp mouse vào khung trống và cho ý kiến.