Friday 13 December 2013

Chia tay nụ cười Mandeda







Việt Luận ::

Tổng thống Nelson Mandela   qua đời vào thứ Năm ngày 5.12.2013 tuần trước. Tuần này, mặc dầu mưa như thác đổ, hơn 60 ngàn dân Nam Phi tề tụu tại sân vận động từng diễn ra trận chung kết bóng tròn thế giới năm 2010 để tưởng niệm. Cùng tưởng niệm với Nam Phi còn có gần 100 nguyên thủ quốc gia từ tổng thống Mỹ Barack Obama đến chủ tịch Cuba Raul Castro, từ phó chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều đến thủ tướng Tony Abbott, vân vân.

Nụ cười Mandela đã tắt.
(Hình Getty Images)

Như thói thường, trước quan tài người quá cố, thiên hạ tìm điều hay lẽ tốt mà ca tụng. Qua bốn tiếng đồng hồ, hết ông này đến bà nọ đua nhau tô son điểm phấn ông Nelson Mandela. Tổng thống Hoa Kỳ cũng làm thế. Ông nói:

"Thiệt là khó khi soạn điếu tang cho bất cứ ai -- vì khó mà chọn ra vài chữ nói đúng sự thật của từng người, diễn tả được niềm vui và nỗi sầu thầm kín của họ, khơi lại những thoáng lặng lẽ và phẩm chất độc đáo làm cho tâm hồn của người quá cố bừng sáng lên. Càng khó hơn khi soạn điếu văn cho một nhân vật khổng lồ trong lịch sử, cho một người mang cả một đất nước đến với công lý và đang gây xúc động cho tỷ tỷ con người trên thế giới".


Và cứ như thế... chúng ta nghe triệu triệu lời ca tụng người quá cố Nelson Mandela. Hưởng thọ 95 tuổi, với 27 năm tù, một nhiệm tổng thống, ba bà vợ, sáu người con, 20 cháu...ông Nelson Mandela trở thành vĩ nhân vì sẵn sàng chết để tranh đấu lật đổ chế độ kỳ thị người da đen tại Nam Phi. Vĩ nhân hơn nữa, khi lật đổ chế độ Apartheid kéo dài 300 năm thì chính ông dìu dắt người da đen không trả thù. Nelson Mandela nói "Tôi tranh đấu chống lại chế độ thống trị của người da trắng. Tôi cũng tranh đấu chống lại chế độ thống trị của người da đen". Nhờ ông, sau năm 1994 ở Nam Phi đã không có trại "cải tạo", đánh tư sản mại bản, hay xua đuổi người da trắng ra khỏi Nam Phi. Vĩ đại của ông không phải chỉ giải thoát người bị tù mà còn giúp cho cai ngục được sống tự do -- tổng thống Obama nói như vậy.

Ngoài công lớn về chính trị, ông Nelson Mandela còn được người đời ưa thích nhờ lối sống bình dân, hoà đồng và dí dỏm. Hiếm thấy ông vận bộ đồ lớn. Chiếc áo sơ-mi hoa hoè hoa sói thành độc đáo của riêng ông. Điệu nhảy múa của người Nam Phi dưới phố được ông mang lên diễn đàn quốc tế. Hai chân nhảy bổng lên, đầu gối uốn cong, chiếc mông lắc lư và hay tay vung như cánh phượng đã được giới khiêu vũ gọi là điệu Jive Mandeda. Ông đã nhảy Jive trong lễ nhận chức tổng thống vào ngày 20.5.1994 -- lúc đó đã 75 tuổi. Làm tổng thống một nhiệm kỳ, ông rút lui. Lên 86 tuổi, ông không xuất hiện trước công chúng nữa và nhắn với thế giới "Đừng điện thoại cho tôi. Tôi sẽ điện thoại cho các bạn".

Từng người trên thế giới thích ông Mandela ở điểm này điểm kia. Thư toà soạn hôm nay xin phép được thích cái tài hóm hỉnh. Hóm hỉnh tuyệt chiêu của ông Nelson Mandela ở chỗ tự trào. Ông luôn luôn lôi chính mình ra để nhạo cười -- như thể Tú Xương nhà ta vậy.
Hóm hỉnh là tài của người biết nói một câu rất đúng chỗ mà không ai ngờ. Khi bệ kiến nữ hoàng Elizabeth II, ông làm cho quần thần giật mình khi nói"Mỗi lần bệ kiến, thần lại thấy trẫm trẻ ra". Thế là nữ tính trong người nữ hoàng trỗi dậy. Bà mỉm cười sung sướng.

Để tả cái tài hóm hỉnh của ông Nelson Mandela, có một chuyện cười như sau. Xin kể ra để chung vui với dân chúng Nam Phi và thế giới trong những ngày nhảy múa mừng một đời 95 năm của một người hiếm có. Chuyện là thế này...
Mandela đang thưởng thức bữa ăn sáng có nhiều món: nào là thịt nguội, trứng chiên, cà phê, bánh mì nướng, bơ, jam... Ngồi bên cạnh là Obama chỉ nhai xin-gôm. 

Obama gợi chuyện: "Người Nam Phi các ông ăn hết ổ bánh mỳ sao?"
Mandela: "Dĩ nhiên rồi."
Obama (thổi xin-gôm thành bong bóng): "Ở Mỹ thì không. Người Mỹ chỉ ăn ruột bánh mỳ. Còn vỏ thì dồn vào thùng, xay nhuyển, nướng lại thành bánh "croissant" đem bán cho Nam Phi."
Mandeda: "Thiệt à!"
Obama: "Ông quẹt "jam" ăn chung với bánh mỳ à?"
Mandela: "Dĩ nhiên rồi."
Obama (lại thổi xin-gôm thành bong bóng): "Ở Mỹ thì không. Người Mỹ chỉ ăn trái cây tươi. Chúng tôi lột vỏ, bỏ hột và dồn vào thùng, xay nhuyễn, chế thành "jam" đem bán cho Nam Phi."
Mandela: "Ở Mỹ người ta có chơi xếch không?"
Obama: "Dĩ nhiên là có."
Mandela: "Vậy xài bao cao-su xong, các ông làm gì?"
Obama: "Dĩ nhiên là quăng chúng đi."
Mandela: "Bên chúng tôi thì không. Chúng tôi dồn chúng vào thùng, nầu chảy ra và làm thành xin-gôm rồi bán cho Mỹ". 
Nói xong, Mandela cười mỉm.

Thế giới đang chia tay nụ cười này.

Việt Luận

Lang thang trên mạng:




Muốn gởi bài này cho bạn bè,
xin bấm mouse chọn
Twitter, email, Facebook hay Google+ 
ở lề bên trái.

4 comments :

  1. Việt Luận đăng bài này lên blog thì được một bạn đọc góp ý như sau :
    “xin sửa 1 chữ ...
    "Mỗi lần bệ kiến, thần lại thấy trẫm trẻ ra".
    Xin thay chữ trẫm thành bệ hạ hay nữ hoàng . Vì trẫm là ông vua hay bà vua tự xưng mình!
    Câu đùa nầy hay là vì nữ hoàng gì chăng nữa cũng là đàn bà con gái khoái được khen đẹp, trẻ ra dù đã ăn mừng thượng thọ từ năm nẩm! Và tui dẫu là đen, trên giấy tờ là thần dân nhưng tui vẫn dám 'dê' hoàng thượng như thường?!"

    Xin cám ơn bạn đọc này và Blog Việt Luận xin cúi đầu nhận lời chỉ giáo.
    Og3t

    ReplyDelete
  2. Bài này quá hay. Nhưng coi bộ blog xìu xìu ển ển vì mấy cây viết thường xuyên đi VN hết rồi sao?

    ReplyDelete
  3. Thiet la doc dao! Theo tui, cu moi lan nho toi vi Tong Thong nay, la nho den cau chuyen tren day va cung se co nu cuoi hom hinh .....

    ReplyDelete

Xin bạn đọc nhấp mouse vào khung trống và cho ý kiến.