Friday 25 July 2014

Quê hương Cà Mau qua song đước



Minh Tú::

K hi nói đến 2 chữ chấn song, người ta thường nghĩ đến tù đày, giam hãm với song sắt vây quanh. Tôi biết đến Cà Mau qua ý nghĩ này. Tôi ngắm nhìn Cà Mau trong đời và chắc cũng là lần cuối cùng…qua những chấn song của cây đước trong trại giam ở Cà Mau. Tôi là người tù bị bắt giam vì tội phản quốc vượt biên, bạn ạ!


Rừng Đước
(Hình chanhluatcharcoal.com)
Năm đó là năm 1979. Phong trào vượt biên dâng cao và số người bị bắt vì tội này nhiều đến nỗi không đủ chỗ nhốt, nên nhà nước Việt Cộng phải cất vội vã nhiều trại giam dã chiến với vật liệu thổ sản của Cà Mau là cây tràm và cây đước.

Trại giam mấy dãy còn mới toanh với chấn song là thân cây đước màu vàng nâu, trơn láng, to cỡ cườm tay một đứa bé lên 10. Tôi nghe người bị giam trước ở đây cho biết năm 1978 nghệ sỹ Hùng Cường vượt biên thất bại cũng bị bắt giam ở đây.

Năm 1979 chúng tôi đi đăng ký đi bán chánh thức với cái tên nửa Tàu, nửa Việt qua trung gian của một tổ chức. Tên tôi là Phù Kim Phượng, cha là Phù Dung, mẹ là Hồ Kiếm Hoa kèm theo một địa chỉ nhà Chợ Lớn. Tên đẹp đấy nhưng khổ nổi là tên giả nên tôi quên hoài. Thỉnh thoảng có người gọi “Chị Phượng, Chị Phượng” , tôi chẳng biết họ gọi tôi nên chẳng buồn lên tiếng…mãi một lúc sau, mới chợt nhớ ra, bèn giật mình, cười gượng.
Năm đó là năm 1979. Phong trào vượt biên dâng cao và số người bị bắt vì tội này nhiều đến nỗi không đủ chỗ nhốt, nên nhà nước Việt Cộng phải cất vội vã nhiều trại giam dã chiến với vật liệu thổ sản của Cà Mau là cây tràm và cây đước.

Trại giam mấy dãy còn mới toanh với chấn song là thân cây đước màu vàng nâu, trơn láng, to cỡ cườm tay một đứa bé lên 10. Tôi nghe người bị giam trước ở đây cho biết năm 1978 nghệ sỹ Hùng Cường vượt biên thất bại cũng bị bắt giam ở đây.


Một chuyến vượt biên
(Hình teolangthang.blogspot.com)
Năm 1979 chúng tôi đi đăng ký đi bán chánh thức với cái tên nửa Tàu, nửa Việt qua trung gian của một tổ chức. Tên tôi là Phù Kim Phượng, cha là Phù Dung, mẹ là Hồ Kiếm Hoa kèm theo một địa chỉ nhà Chợ Lớn. Tên đẹp đấy nhưng khổ nổi là tên giả nên tôi quên hoài. Thỉnh thoảng có người gọi “Chị Phượng, Chị Phượng” , tôi chẳng biết họ gọi tôi nên chẳng buồn lên tiếng…mãi một lúc sau, mới chợt nhớ ra, bèn giật mình, cười gượng.

Người tổ chức đưa chúng tôi xuống Hộ Phòng (Bạc Liêu) bằng xe nhà. Chờ chuyến đi gần 3 tuần mà chưa có tàu. Người tổ chức bảo phải đợi thêm một thời gian nữa. Nếu muốn đi liền thì chỉ còn cách đi chui, họ đã móc nối với tên trưởng đồn công an vùng này -- hoặc trở về Sài gòn chờ chuyến sau.

Chúng tôi suy nghĩ từ Hộ Phòng về Sài Gòi phải qua 2, 3 chặng đường, sợ khó an toàn vì nhìn làn da trắng trẻo, cách đi đứng, giọng nói cách phát âm, e không giấu được tông tích dù cố cải trang. Thêm vào đó, nơi tạm trú ở Hộ Phòng vừa đông người chật chội, vừa bất tiện, tôi lại có con nhỏ mới 18 tháng, lỡ nó bịnh hoạn có mệnh hệ nào thì sao? Thôi thì phó thác cho số mệnh. Một liều, ba, bảy cũng liều, chúng tôi quyết định đi chui.

Lợi dụng trời tối của tháng 5, chúng tôi lên đường. Vừa thấy cửa biển Gềnh Hào thâp thoáng trong sương sớm, thì một tràng đạn dòn tan vang lên. Tàu đi chui bắt buộc phải dừng lại. Lập tức bọn công an biên phòng 5, 7 đứa nhảy lên tàu, chúng nó trói thúc tất cả đàn ông con trai lại, và giơ họng súng đen ngòm về phía đàn bà, trẻ con.

Khoảng 5, 6 chục người trong đó có gia đình chúng tôi bị bắt và bị giải từ cửa Gành Hào đến trại giam Sông Đốc (Cà mau), phải mất đến một ngày đường thủy mới tới đó. Tôi chỉ biết những địa danh như Miệt Thứ, Canh Đền, Sân Chim, U Minh Thượng, U Minh Hạ của xứ Cà Mau qua cuốn ”Hương Tràm Cà Mau “của nhà văn Sơn Nam. Trong chuyến giải giam này tôi đã tận mắt nhìn thấy cảnh trời nước bao la của miền đất tận cùng quê hương Việt Nam, và đầy thi vị với 2 câu thơ ”Muối Bạc Liêu nặng tình biển cả, tiêu Hà Tiên nồng ý quê hương “. Nhưng do tâm trí bấn loạn nên tôi không còn lòng dạ nào ngắm cảnh.

Cũng mỗi ngày đứa con 18 tháng của tôi, đưa tay vẫy vẫy, miệng rối rít reo vui gọi “Ba..Ba..”. Anh chỉ nhìn và lặng lẽ bước đi.


Vợ chồng chúng tôi bị giam cách ly 2 nơi. Mẹ con tôi ở trại giam dành cho phụ nữ và trẻ con, còn anh ấy ở trại giam dành cho đàn ông, cách xa nhau 50 thước. Mỗi ngày anh ấy phải đi “lao động vinh Quang “ ra đồng làm ruộng cấy mạ, xắn đất, làm cỏ… Mỗi ngày 2 lượt đi và về trên con đê nhỏ, ngang qua trại giam mẹ con tôi. Cũng mỗi ngày đứa con 18 tháng của tôi, đưa tay vẫy vẫy, miệng rối rít reo vui gọi “Ba..Ba..”. Anh chỉ nhìn và lặng lẽ bước đi. Khi bóng ba nó khuất, nó thơ thẩn bên chấn song, mới 18 tháng tuổi đã vào trở thành tội nhân, tội vượt biên phản quốc, trốn chạy ra nước ngoài.
Vì con tôi còn nhỏ nên tôi khỏi phải đi lao động. Bọn cai tù Việt Cộng bắt tôi làm tờ kiểm thảo. Để không lộ tông tích tôi phải hành văn đúng cung cách của một người viết tiếng Việt. Tôi nêu ra lý do tôi vượt biên vì tôi có người anh ở Na Uy, anh ấy hứa giúp đỡ tài chánh để tôi chữa bịnh suyển kinh niên của con tôi, một phần tôi tin tưởng vào ngành y tế tân tiến ở nước ngoài, nên tôi đã mạo hiểm, phiêu lưu một chuyến may ra có thay đổi số phận không may của con mình. Tôi viết như kể chuyện, thao thao bất tuyệt, không chấm, không phết, không xuống hàng chữ nghĩa chen chúc, dày đặc như đám rừng chàm, rừng đước ở ngoài trại giam. Chẳng biết bọn chúng có đọc tờ kiểm thảo của tôi không, mà chẳng thấy ai hỏi gì tôi hết.

Ban ngày ở trong trại giam những người cùng chung cảnh ngộ ngồi nói chuyện, thở than tâm sự, nên tôi tạm quên thân phận mình. Nhưng khi màn đêm buông xuống, lúc mọi người yên giấc là những lúc tâm tư tôi khoắc khoải với bao nỗi đoạn trường. Nhìn khuôn mặt ngây thơ, vô tội của con tôi trong giấc ngủ, thỉnh thoảng nó cười trong mơ mà ứa nước mắt. Rồi nhìn qua trại giam bên kia, chắc anh ấy cũng đang buồn khổ, và tủi nhục ghê lắm! Tiếng côn trùng rã rít, tiếng ếch nhái hòa điệu thê thảm. Muỗi vo ve từng đàn. Những con muỗi to kềnh, no tròn, mọng đỏ máu, quơ đuổi chẳng buồn bay. Tôi nhớ câu nói của nhân gian ”Đĩa lềnh như bánh canh“ mà giật mình kinh hải…nghĩ vẫn vơ về những căn truyền nhiểm do muỗi có thể gây ra ở chốn lao tù.

Bọn cai tù, từng đêm vác súng rảo ngoài canh gác. Chúng cũng thích nhạc vàng đáo để. Đêm nào tôi cũng nghe nhạc kích động Hùng Cường, Mai Lệ Huyền vang vọng từ hướng chòi canh.

Một tháng rưỡi đau thương, khốn khổ trôi qua. Rồi mẹ con tôi cũng thoát khỏi thân phận cá chậu chim lồng. Cũng được bước ra lại thế giới bên ngoài song đước. Cầm tấm giấy ra trại và một ít tiền mà bọn chúng bố thí sau khi tịch thu hết của cải của chúng tôi, tay tôi run lên vì mừng vui.

Đoàn người gồm 12 người đàn bà và con nít được tên cai tù dẫn ra bến đò gần đó, chúng tôi được gửi cho một chiếc tàu quốc doanh nhỏ gọi là vỏ lãi để ra chợ Cà Mau, tìm xe về Sài Gòn. Nhờ có giấy ra trại nên chúng tôi khỏi phải trả tiền vé xe.


Vỏ lãi đầy khách
(hình  Getty)
Tôi ôm con bước xuống vỏ lải mắt hướng về phía trại giam chồng tôi mà lòng đau như cắt. Tôi hình dung, qua chấn song đước, anh ấy đang theo dõi từng bước của mẹ con tôi. Từ nay mỗi sáng sớm, mỗi chiều tà, dưới mưa bụi, trên con đường đê nhỏ ngoằn ngòe, anh bước đi lầm lũi, anh không còn nghe tiếng reo vui của đứa con trai bé nhỏ. Từ đây anh mới thật cô đơn, thật lắm tội tình! Nước mắt tôi rơi theo mỗi bước chân, nhỏ xuống vùng trời quen đất lạ Cà Mau, nơi đó còn có một người tù không bản án…. chồng yêu dấu của tôi…
Khi chúng tôi bước xuống chiếc vỏ lải thì tàu đã đông người, bao nhiêu cặp mắt trên tàu đều chú mục đến chúng. Tất cả đều là dân quê, ăn mặc nâu đen lam lũ với ít thúng mủng, tụng xách để dưới chân sát chỗ ngồi, có lẽ họ ra chợ Cà Mau để mua bán gì đó. Đây có lẽ là lớp người tay lắm chân bùn thù ghét dân thị thành ăn trắng mặc trơn do Việt Minh nhồi nhét để giới nghèo khổ bần cố nông thù hận giới tư bản, địa chủ. Đây cũng có thể là những Bà mẹ Chiến sĩ từng nuôi Việt Minh ẩn trốn dưới hầm. Càng nghĩ tôi càng sợ, càng ôm chặt con vào lòng, tìm một chỗ trống ngồi xuống lặng lẽ, tim tôi bắt đầu đập nhịp dồn dập. Nhưng tôi thật không ngờ… Họ đối xử với chúng tôi rất là tử tế. Mãi đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ đến những nghĩa tình của họ dù chỉ trên một đoạn đường, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi thôi cũng đã thu hình vào ký ức. Để rồi từ đó tôi rút được kinh nghiệm cho bản thân ”Chớ đánh giá người qua bề ngoài “.

Cà Mau, miền đất tận cùng của quê hương. Hơn 30 năm trôi qua những trại giam song đước ngày xưa giam tù phản động vượt biên, giờ chắc sẽ kiên cố hơn và dẫy đầy những tội nhân đấu tranh cho NHÂN QUYỀN, TỰ DO, DÂN CHỦ, những Dân oan bị chánh quyền Cộng sản cướp đất, và những người dân biểu tình chống Trung quốc xăm chiếm Hải đảo. Ngày nào chánh quyền Cộng Sản còn tại vị là sẽ có nhiều trại tù trên đất nước Việt nam.

Minh Tú

Muốn gởi bài này cho bạn bè,
xin bấm mouse chọn
Twitter, email, Facebook hay Google+ 
ở lề bên trái.







0 comments :

Post a Comment

Xin bạn đọc nhấp mouse vào khung trống và cho ý kiến.