Friday 11 July 2014

Quan đừng đổi cách xưng hô!



Đức - Argentina : méo nào cắn miễu nào tại  Rio?
đoàn xuân thu. Melbourne ::

Hồi xưa   lúc nào mình cũng nghĩ bằng tiếng Việt; rồi cũng nói ra bằng tiếng Việt! Tiếng mẹ đẻ mà! Cách xưng hô mình rành sáu câu vọng cổ! Xưng con đối với ba má; xưng anh đối em trong nhà. Ra đường thì xưng con, xưng cháu với người lớn tuổi hơn! Xưng tao gọi mầy với bạn học cùng chung lớp, bạn lính… Không có thắc mắc gì, nói riết rồi quen chứ không có thắc mắc vu vơ, hỏi lúc nào và tại sao phải ‘xưng’ như thế nầy thế nọ?!


Lúc mới ‘địa’ em yêu, mỗi lần nói chuyện thì cứ xưng tui! Xưng anh sao nghe nhột nhột quá hà?! Em cũng vậy cũng xưng tui! Cho đến một hôm trời tối thui thì chữ tui lẳng lặng, mình ên đi vào văn học sử mà thay bằng tiếng anh, tiếng dấu yêu… ‘em’ là mình biết cuộc đời mình sẽ bị em vẽ tèm lem cho mà coi!


Tiếng Anh có vẻ đơn giản nhưng xin đừng tưởng vậy mà bé cái lầm.


Qua tới đây, tiếng Anh tiếng U thì ù ù cạc cạc mới đầu; sau thì cũng ráng biết chút đỉnh: ‘I...love…you!”.

Có người nói cách xưng hô trong tiếng Anh dễ ợt…Vì chỉ ‘I and you’! Không rắc rối như tiếng Việt của mình, hầm bà lằng sắn cấu! Tuy nhiên, thấy vậy mà không phải vậy! Tiếng Anh có vẻ đơn giản nhưng xin đừng tưởng vậy mà bé cái lầm. Chữ thì có hai: ‘I… you!’ nhưng khi phát âm lúc to, lúc nhỏ, lúc dài lúc vắn, lúc thấp, lúc cao, thì nghĩa hai chữ nầy lại rất khác nhau, rất phức tạp không thua tiếng Việt mình một chút nào đâu nha Tía!



Mẹ già
(Hình http://www.xn--xqunghip-rza6727epla.vn/)
Suy nghĩ về cách xưng hô chỉ nói chữ viết mà thôi (chưa phát âm) của người Việt mình thì thôi đã thiên hình vạn trạng rồi. Mỗi miền mỗi khác! Như miền Bắc gọi người sanh ra mình bằng Mẹ, bằng U; thì miền Nam lại kêu bằng Má!

Nhưng Tố Hữu, nhà thơ tuyên truyền, ‘number one’ quay xuống, của Cộng sản, lại gọi là ‘Bà Má’ (có chữ Bà?!) như trong bài thơ ‘Bà Má Hậu Giang’. Vò đầu bức tai hỏng hiểu cái chữ ‘Bà Má’ nầy thằng chả ‘chôm’ ở đâu ra vậy?

Chắc Tố Hữu nằm mùng chống Mỹ tận Hà Nội, khi hò hét, xua quân ‘sanh Bắc tử Nam’, đánh chiếm miền Nam chưa xong nên y chế ra cái chữ nầy để mấy đồng chí của y lỡ đói bụng, tối lẻn về xóm ấp xin cơm ăn thì ‘má má con con’ nghe tụi bây! Như vậy mấy ‘bà má’ này mới cho! “Má già trong túp lều tranh! Ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô! Một mình má, một nồi to! Cơm vừa chín tới, vùi tro, má cười...” Hí hí! (Nghe tửng hết biết!)
Má là một danh từ thiêng liêng yêu dấu, để gọi người mang nặng đẻ đau, ba năm bú mớm cho mình… Một chữ thiêng liêng như vậy vốn chỉ dành duy nhứt cho một người trong đời của mình mà đụng đâu cũng kêu, cũng réo… hỏi làm sao chữ Má không bị lạm phát, mất giá cho được chớ!

Rồi chiếm được chánh quyền rồi, tụi tao no quá xá là no rồi! Má má con con gì nữa

Cách xưng hô trong gia đình là vậy! Còn ở nhà trường thì sao? Mình nói về trường đại học trước nhe!
Hồi xưa đứng đầu một viện đại học thì gọi là Giáo sư, như Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Duy Xuân, Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ. (Thầy đã mất khi đi tù cải tạo!)

Sau nầy, tụi nó gọi thằng cha đầu têu là đồng chí Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ; vì đồng chí nầy hỏng có được cái bằng cấp tốt nghiệp trường đại học nào lận lưng hết trọi kể cả cái bằng thấp nhất là Cử Nhân chớ đừng nói chi đến cái bằng Tiến Sĩ! Nhưng được làm Hiệu trưởng (chớ không phải Viện trưởng) trường Đại học vì hồi nhỏ ‘y’ có bắn ‘cu li’ với chú Sáu (?!)

Kế mình nói về trường Trung học!
Nhớ năm 1972, người viết cầm sự vụ lệnh của Bộ Giáo Dục ở đường Lê Thánh Tôn, Sài Gòn về trường trình diện ông Hiệu trưởng, ổng phán rằng: ‘Thầy qua ông Phụ tá Giám học mà nhận thời khóa biểu đi dạy!’

Lần đầu tiên, ‘thẳng’ mới được ông Đốc kêu bằng ‘thầy’ đó nha! (Xin đừng nhầm ông Đốc (Hiệu Trưởng với quan Đốc… tờ (bác sĩ) thời Pháp thuộc) Rồi ông Phụ tá Giám học lại chỉ qua ông phát ngân viên của trường để bắt đầu làm lương. Cái nầy khoái nhứt đây. Tiền là Tiên là Phật mà!

Được kêu bằng Thầy (Thầy đây là thầy giáo chứ hỏng phải là thầy của ổng đâu mà vội mừng) là chuyện nhỏ như con thỏ!

Ngày đầu tiên đi dạy, ngồi chéo ngoảy trong phòng Giáo sư chờ giờ lên lớp, nói chuyện với đàn anh ra trường trước thì gọi mấy ổng bằng thầy. Quen mặt vài ba lần thì mấy thầy ‘đại xá’ biểu thằng nhỏ mới chân ướt chân ráo ra làm giáo: “Thôi chú em gọi tui bằng anh đi cho nó thêm cái tình thân… mật… ong… nhá!”

Còn những thầy sàng sàng, bằng lứa ngang vai … vế… lúc đi nhậu thì mầy tao ráo trọi… cho nó tưng bừng, phừng phừng tiệc nhậu!

Vô trường đối với học trò, từ lớp đệ thất tới đệ nhứt, thầy cô gọi học sinh là em; học sinh thưa thầy, thưa cô và xưng em. Phụ huynh học sinh gọi người dạy dỗ con mình là thầy, là cô để tỏ lòng kính trọng! Còn bạn nhậu với thầy thì gọi thầy là giáo… Như vậy thầy cô là tiếng gọi những người làm nghề giáo vậy thôi! Có người sợ mất thể diện, ‘chọc trời khuấy nước mặc dầu! Dọc ngang nào biết trên đầu có ai!’ ngần ngừ khi dùng chữ nầy, nói: ‘Ổng có dạy tui đâu mà bắt tui gọi ổng bằng thầy. Nghĩ vậy là trật bảng họng lắm nha bạn! ?!

Bác Năm Quạ, Trưởng ty Giáo dục, chú Sáu Diều, Trưởng phòng Giáo dục mà vô giáo dục hết biết… gọi mấy thầy cô nhỏ tuổi hơn mình là thằng nầy, con kia… Thiệt nghe chẳng ra làm sao cả?!


Đó là chuyện hồi xưa, tôn ti trật tự đàng hoàng kìa! Sau 75 mất nước, Ty, Sở ngày trước có Trưởng ty, Giám đốc thì biến mất; thay bằng Thủ trưởng cơ quan: Bác Năm Quạ, Chú Sáu Diều! Nghe sao toàn là ‘chim’… chóc?!

Bác Năm Quạ, Trưởng ty Giáo dục, chú Sáu Diều, Trưởng phòng Giáo dục mà vô giáo dục hết biết… gọi mấy thầy cô nhỏ tuổi hơn mình là thằng nầy, con kia… Thiệt nghe chẳng ra làm sao cả?!

Bác Năm Quạ, Trưởng ty Giáo dục, chú Sáu Diều, Trưởng phòng Giáo dục mà vô giáo dục hết biết… gọi mấy thầy cô nhỏ tuổi hơn mình là thằng nầy, con kia… Thiệt nghe chẳng ra làm sao cả?!

Nhưng có cái nầy cũng ngộ nè bước vào chỗ đèn mờ ở ‘Ngã Ba Sung Sướng’… thì chữ bác Năm Quạ, chú Sáu Diều đi chỗ khác chơi rồi chỉ còn anh Năm ơi! Anh Sáu ơi! Mấy em tế nhị lắm; hỏng có kêu tên ra đâu …. sợ cái thằng ngồi, nằm ở buồng bên nó nghe; rồi nhiều chuyện tới tai con ‘Hà Bá’ ở nhà!

Rồi đám cán bộ ngoài Bắc tràn vào, mang theo cái văn hóa Nghị Hách ‘ách’ thôn nữ Thị Mịch trong Giông Tố của Vũ Trọng Phụng. ‘Cậu cậu, tớ tớ, bác bác, tôi tôi! Đồng chí, đồng rận vân vân và vân vân vân!’

Lúc nào nó kêu bằng đồng chí lên văn phòng có chút việc cần bàn mà thằng cha bị kêu lên, không phải là đảng viên gì ráo thì chắc có chuyện lớn rồi đó; bị ‘mất dạy’, bị mất sổ gạo như chơi!

Ngành giáo dục là vậy còn mấy ngành khác thì mấy quan: chú, bác, anh, chị, mầy tao, mi tớ, thằng nầy, con nọ loạn lên không ra cái thống chế nào cả nên mới có cái câu: ‘Ông xuống làm thằng! Thằng nhẩy lên ông!’

Úc nầy nó hỏng cái vụ đó à nha! Như cái hóa đơn tiền điện, nước, ga, lu bu nên quên đóng, trễ hạn; công ty điện, nước, ga nhắc nhở, đòi nợ một cách lịch sự là: ‘Dear Sir! Madam!’ (Kính thưa ông/bà) đàng hoàng chớ không bác Năm Quạ, chú Sáu Diều gì hết ráo. Ai trả tiền người đó là ‘Sir’(Sơ). Hỏng có lôi thôi gì hết!

Rồi cuối thơ còn ‘xin lỗi, xin phép, xin vui lòng, xin cám ơn!’ nữa chớ.
Mấy ‘nình’ ông người Việt mình ở Úc lâu đã quen, về Việt Nam, đi uống bia ôm để xóa đói giảm nghèo nhưng sợ hao (ráng dấu; sợ mấy em biết mình ở nước ngoài về nó chặt, nó xắt) ‘Thơm’ em có một cái mà cũng cám ơn thì giấu đầu là lòi đuôi, là công cốc đó nha bạn hiền… Mấy em nó biết liền!

Nhớ đừng cám ơn gì ráo mà mở miệng ra là phải chửi thề… chửi cho lắm vào để mấy em biết mình là dân chơi, có súng hoa cải lận trong lưng quần, là đầu gấu của thành phố Cảng Hải Phòng, thành phố Hoa Phượng đỏ … chét! Mấy em mới ‘rét’ mà không hét… giá!
Anh bạn văn người Bắc dạy rằng: Xã hội Việt Nam mình hồi xưa vốn tôn trọng người lớn tuổi, thường chào: ‘Lạy cụ ạ!’

Chà, được chào trịnh trọng như thế này, thấy mình sắp được rửa cẳng, leo lên bàn thờ chẳng bao lâu nữa!

Anh còn thêm: thời phong kiến lại nịnh bợ quan trên thái quá (Quan Lớn, Cụ, Ngài...) Nhưng than ôi! Thời buổi XHCN bây giờ, đôi khi còn tệ hơn vợ thằng Đậu, tệ hơn cái thời phong kiến! Giám đốc nhỏ tuổi hơn lại gọi cấp dưới là "mày". Còn nhân viên lớn tuổi hơn giám đốc lại "phải" xưng "em"?!

Còn đối với dân thì phang ngang bửa củi. Gọi cái gì là tùy lúc quan buồn hay vui, quạu hay không?!

Thế kỷ 21 rồi mấy ‘Bố’! Phải nhớ rằng mình làm công chức, là mình làm mướn cho dân; là phải xưng hô cho nó đàng hoàng, lễ phép. Tớ nói chuyện với chủ đâu có được quyền hỗn hào như cái thằng mất dạy được phải không?

Gần 40 năm, từ cái thuở mặc quần nilong dầu, lội qua bưng cho khỏi ướt ‘dế’, để khỏi bị lác khô, lác ướt tùm lum. Bây giờ là mặc áo vét, thắt cà vạt đàng hoàng mà ăn nói kiểu bác Năm Quạ, chú Sáu Diều như ngày xưa coi sao được?!

Nên nhiều ông (phe ta) thấy quê quá, đòi cải… cách ăn nói xưng hô cho chính quy đàng hoàng trong cơ quan với nhau và ra ngoài đối với dân chúng. Bầy hầy như vầy hoài coi sao đặng!

Thì có ông, (cũng phe ta), lại cãi: Công sở nhà nước bây giờ tùm lum ba thế hệ: ông bà, con cháu, nội ngoại, thông gia! Nếu không xưng hô: ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại, bác Năm Diều, chú Sáu Quạ, anh Hai, chị Ba, thằng cu, con bẹp... thì còn biết xưng hô ra làm... sao?

Rồi giả sử Bố ở trung ương về thăm viếng địa phương nơi thằng con đang được cơ cấu làm vua một cõi thì xưng hô như thế nào đây? Cha coi bộ khó dữ!

Thì có ông khác (cũng phe ta) nói rằng: Dễ ợt có chữ đồng chí nhào ra cứu giá. Bố nói chuyện trước hội nghị thì gọi là đồng chí con thân mến! Còn con kính trình, kính báo thì kính thưa đồng chí Bố kính mến là đầu xuôi đuôi lọt mà thôi.

Đó là bố con còn vợ chồng thì: Ê! đồng chí chồng; và thưa đồng chí vợ!

Cả đất nước Việt Nam nầy bây giờ là của bố con mình, của vợ chồng mình, của bác Năm, chú Sáu… Toàn là bà con hết ráo!

Như Bắc Triều Tiên đó thấy hông? Bố con mình thân dân hơn cái đám Bắc Triều Tiên nhiều. Tụi nó bắt dân gọi ông nội Kim Nhựt Thành là lãnh tụ vĩ đại rồi cha con Kim Chính Nhật rồi Kim Chính Ân đều là lãnh tụ kính yêu! Nghe ‘phong kiến’ quá! Hỏng hay!

Vì thế cho nên bố con mình đừng thèm nghe lời bàn vô tán ra của mấy thằng phản động ở không nhiều chuyện, đòi sửa tới sửa lui cho rách việc. Gần bốn chục năm rồi cứ ‘con cháu các cụ cả’! Cứ mầy tao đi… có rắc rối gì đâu?! Cái gì không hư thì ngu sao mà sửa! Cứ như vậy đi! Xin quan… anh… đừng đổi cách xưng hô!

đoàn xuân thu
melbourne

Muốn gởi bài này cho bạn bè,
xin bấm mouse chọn
Twitter, email, Facebook hay Google+ 
ở lề bên trái.





1 comment :

  1. Câu hỏi : Bạn có biết "con ông cháu cha" là ai không?
    Trả lời : Con ông cháu cha là thằng con do ông nội ngủ với con con dâu mà thành. Nó là "con của ông nội" đồng thời cũng là "cháu của thằng cha mình" . Hi hi.

    ReplyDelete

Xin bạn đọc nhấp mouse vào khung trống và cho ý kiến.