Sunday 10 March 2013

Cái yếm!

đoàn xuân thu.::
T

ác giả bài thơ Quê Hương, Bài Học Đầu Cho Con, ông Đỗ Trung Quân, nguyên là một thanh niên xung phong, nghe lời ‘bên thắng cuộc’ nhảy núi, lên rừng làm Sơn Tinh, trong khi bà con ta lại đi ngược chiều ra biển, Thủy Tinh. Chắc làm trái ý ông, nên ông bực… ông rầy rà quá: 'Quê hương nếu ai không nhớ. Sẽ không lớn nổi thành người!'

Sẽ không lớn nổi thành người? Thì thành cái gì? Ông đi đường ông; tui đi đường tui thì mắc mớ gì ông rầy tui… hả? Có người hỏng chịu, cự lại. Sau một khoảng thời gian ‘nhảy núi’ bầm dập mà hỏng được cái gì, ‘nhảy’ trước 75, giờ thì có ăn, có ở, phủ phê chứ nhảy ‘hơi bị trễ’ như ông thì ‘mậu dĩ… rồi mậu lúi’, giờ có tiếc thì cũng đã muộn rồi…Nên sau nhiều đêm nằm gác ‘chưn’ lên trán, chắc thấy mình hơi ‘quê xệ’, rán vớt vát lại ‘cú chót’; khi trả lời ông Mặc Lâm trên đài RFA, ông nói là bài thơ của ông không có câu: ‘Sẽ không lớn nổi thành người’ mà do biên tập, nó thêm vào. Mà người biên tập đó giờ đã đi ‘bán muối’ rồi; nên độc giả nào muốn kiểm chứng coi ai nói thiệt? ai nói dóc? cũng phải chịu thua. Huề!

Vì sợ ông Đỗ Trung Quân rầy: ‘Sao ở nước ngoài mà không chịu nhớ quê hương hả?’ người viết cũng rán lên web, tìm về quê cũ, làng xưa nhớ chút đỉnh; kẻo phải văng miểng do nhà thơ họ Đỗ cho ‘nổ’.



***
Mà muốn tìm kiếm hình xưa, ảnh cũ của quê hương để nhớ thì không gì bằng hình ảnh của cái trường xưa. Cái trường mà hơn 40 năm về trước người viết đã từng là ‘giáo’. Đó là trường Trung Học Phan Thanh Giản Cần Thơ mà bây giờ thiên hạ gọi là Trường PTTH Châu Văn Liêm Cần Thơ.

Trên You Tube, người viết may mắn hay xui rủi xem được một tiết mục múa của các em, các cháu nữ sinh lớp 10 A9 nhân dịp khai giảng đầu năm học vào ngày 5 tháng 9 năm 2012.
Cảm giác khi xem xong rồi: là kinh ngạc tới kinh hoàng?!


Nhưng tại sao kinh hoàng hay là tại mình không đủ trình độ để thưởng thức múa đương đại Việt Nam?


Không hiểu thì tìm hiểu; không biết, dốt, thì mình học.


Thì cũng trên web, có một ông NSND Múa dạy rằng: ‘Một vở múa thành công phải đạt được 3 tiêu chí về ngôn ngữ múa, âm nhạc và trang phục trong đó ngôn ngữ múa là yếu tố tiên quyết.’


Nhưng cho dù múa bằng ngôn ngữ nào đi nữa thì điều quan trọng bao trùm lên vẫn là nói được cái gì với khán giả.’


Nhưng ông còn thêm: “Múa hiện đại Việt Nam là đứa con mang nhiều dòng máu mà không biết con ai
’. Trời đất! Vậy sao?


‘Trên sàn diễn múa hiện nay, người xem dễ dành nhận ra sự pha trộn, lai căng những phong cách đông tây kim cổ… là sự hổ lốn… là “tả pí lù”.’


***


Đem bài học căn bản vỡ lòng về múa của ông dạy để mà tìm hiểu cái tiết mục văn nghệ Múa, trình diễn ngày 05/9/2012, ‘clip’ dài 11 phút 47 giây của trường xưa vừa được thăng lên You Tube.


Ngôn ngữ Múa là đóa sen hồng thôi thì cũng được đi! Cho dù trong một đống bùn tanh nhơ nhuốc… Sầm Đức Xương, Nguyễn Trường Tô…Hiệu Trưởng và Chủ Tịch tỉnh Hà Giang, là Mã Giám Sinh và Thúc Sinh thời a còng (@) đó, có còn mọc lên được đóa sen hồng nào thơm ngát nữa hay không? Thiệt là khó biết?!


Đóa sen hồng mà các ông đem trồng trên cái nền nhạc sao mà giông giống của Trung Quốc quá vậy cà?


Còn trang phục múa thì các ông lại cho mấy em nữ sinh lớp 10 A9 đội vương miện, mặc yếm đào, màu đỏ, hở nguyên cả cái lưng ong. Váy bằng voan mỏng, màu vàng trong suốt nhìn thấy cả cái bắp đùi… Nghĩa là cái váy vàng ‘mỏng vánh như cánh con chuồn chuồn’, mỏng đến mức không còn mỏng hơn được nữa?!


Nhưng váy thì biết rồi còn yếm là cái gì?


Người viết vốn là Tư Ếch, dân văn minh miệt vườn Sơn Nam, hồi cha sanh mẹ đẻ tới giờ có thấy đàn bà con gái xứ mình mặc yếm bao giờ đâu mà biết. Chỉ thấy Má hay Ngoại, mùa hè nóng nực mặc chiếc áo ‘lá’ ở nhà. Còn có phải đi tiệm, đi xóm thì mặc thêm chiếc áo bà ba nút bóp bên ngoài cho nó có phần kín đáo!



***
Yếm thắm mỏng manh
(hình www.cuocsongviet.com.vn)
Đem cái ‘théc méc’ của mình đi hỏi một bà cụ, thân mẫu một bạn văn gốc Bắc, thì được cho biết: yếm là nội y, là áo lót, nên nhớ là áo lót, dùng để che ngực, không thể thiếu của phụ nữ miền Bắc nước ta xưa.

Vào thế kỷ 18-19, chiếc yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét làm cổ, hai đầu đính mẩu dây để cột ra sau gáy. Nếu cổ khoét tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cỗ xe, đáy chữ V mà sẻ sâu xuống gọi là yếm cổ nhạn. Hai góc hai bên có dây để buộc ra sau lưng.


Yếm thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân, với nón quai thao, khăn nhiễu và khăn mỏ quạ.


Màu sắc yếm nói lên khá nhiều về tư cách, nghề nghiệp người chủ của nó: Bà cụ thời mặc yếm cũng nhấn mạnh: yếm cũng có nhiều loại, loại cho con gái nhà nông, loại cho tiểu thư nhà danh giá, loại cho người buôn thúng, bán bưng, loại chỉ dùng cho các cô đầu, kỹ nữ...
Người lao động đồng ruộng mặc yếm màu nâu bằng vải thô. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm. Con gái nhà gia giáo thì mặc yếm màu trang nhã và kín đáo. Kiểu yếm màu sặc sỡ, cổ khoét sâu thì ít người dùng, chỉ những người như kiểu Thị Mầu mới dám xài.


***

Yếm không còn được sử dụng rộng rãi nữa, yếm thường chỉ được dùng cùng với các trang phục cổ trong các dịp lễ hội truyền thống.

Số người sử dụng hiện nay rất hiếm hoi vì lẽ áo loại này không kín đáo, không phù hợp với gia phong truyền thống của người Việt.


Người con gái đứng đắn đàng hoàng không bao giờ chỉ mặc độc chiếc yếm ra đường vì mặc như vậy bị cho là con nhà không có người dạy.


Kết luận là không phải muốn mặc yếm ở đâu thì mặc, muốn màu gì cũng được…?


***


Hỡi ôi! vậy mà cái trường xưa yêu quý của tui bây giờ không biết ai biên đạo cho các em trình diễn màn Múa… từ kinh ngạc đến kinh hoàng… như vậy?


Các em, các cháu học lớp 10 thì mới 15, 16 tuổi. Vị thành niên! Thơ dại! Các em không có lỗi gì hết. Còn nhỏ quá mà! Lỗi là người lớn kia kìa. Bậy bạ quá!


Mà không phải chỉ có người lớn ở cái trường Châu văn Liêm Cần Thơ này bậy bạ mà ngay cả cái trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong Sài Gòn từ giã 3 năm học ngày 21/05/2012 bằng một màn nhảy tập thể ở sân trường gọi là nhảy ‘flashmop’ như một đàn khỉ mắc kinh phong… giựt giựt.


Còn trường Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho, trong chương trình, cái gọi là ‘Khúc hát nắng sân trường’ ngày 27/03/2011, gọi là nhảy hiện đại, mấy em nữ sinh, diễn viên múa, quần áo củn cởn, nhảy cà tưng, cà tưng trong khi mấy em nam sinh, lại ‘vị thành niên’, bắt chước Michael Jackson, đưa tay xuống dưới… bốc thẩy… bốc thẩy…


***

Lên YouTube xem mà lòng đau như cắt! Mấy ông, mấy bà ơi đó là trường học, tụi nó là học trò, là con, là cháu của tụi mình cả mà! Sao mà đến nông nỗi này?

Có ai đó nói người viết, Vương Hồng Sển, xưa quá?!


Trách tui thì tui chịu; chứ trong lòng người viết tin chắc mẫm rằng đó là một việc làm bậy bạ, mà bậy bạ ‘tùm lum tùm la’ như thế là do lỗi hệ thống, câu này nghe quen quen à nha! Đúng là: 'There was something wrong somewhere' như Tây nó nói đó thôi!


đoàn xuân thu.

melbourne


3 comments :

  1. Hoa Lục Bình10 March 2013 at 13:25

    Đạo đức; Giáo dục, ở nước ta bây giờ suy đồi lằm Bác Thu à ! Lục bình trôi trên sông giờ đây củng phải trôi 1 cách hiện đại , 1 cách rất ư là XHCN . Cái gì thì củng tiền, cái gì thì củng qùa tặng bằng nhiều hình thức khác nhau . Thời kỳ quá độ cuả XHCN nên có nhiều sáng kiến từ kinh khủng đến kinh hoàng như Bác nói. Thầy Cô giáo bắt học trò phải học thêm ở nhà mình mới cho lên lớp ngay các cháu mầm , lá , chồi gì gì đó ( khoảng 3, 4 tuổi thôi) , còn lớn hơn thì trả bằng thân xác . Đau lòng lắm ...Mình phải làm sao bây giờ đây hả Bác ???!!!

    ReplyDelete
  2. Nghề giáo bây giờ ở VN củng hốt bạc lắm các bạn ơi, có tý quyền trong tay là tha hồ bắt chẹt mọi người dù người đó là học trò nhỏ bé của mình... Sở dỉ ,bây giờ suy thoái trầm trọng như vậy đò là sản phẩm cuả Đảng CSVN .Thật là cái lủ maifa đỏ , hèn mạt, phản dân , hại nước . Chì có nước cho lủ nó đi mò tôm , theo Bác Đảng của chúng thì mới mong xây dựng lại được .

    ReplyDelete
  3. Tui có đọc ở đâu đó người ta nói: Hư hại do Cộng Sản gây ra cho kinh tế, môi sinh hay gì gì khác đều có thể sửa chữa nhanh chóng. Nhưng Cộng Sản đã làm hư hại ngay đến con người. Nên còn lâu mới sữa chữa được.

    ReplyDelete

Xin bạn đọc nhấp mouse vào khung trống và cho ý kiến.