Saturday 21 June 2014

Úc: nhà mắc hạng ba thế giới


Pháp - Thuỵ Sỹ : 5-2


Hồng Lĩnh::

So với thu nhập của người dân, nhà tại Úc bị coi là mắc vào hạng ba thế giới. Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (International Monetary Fund, viết tắt thành IMF) vừa ra tường trình về giá nhà trên thế giới và cho biết như trên.

Nếu so với thu nhập của người dân, nhà bị coi là mắc nhất thế giới là tại Bỉ, rồi kế tiếp là tại Canada. Sau hai nước này là Úc. Tại Úc giá nhà thường thường bậc trung bị coi là gấp bốn lần thu nhập trung bình hàng năm của người dân. Tỷ lệ do IMF đưa ra là gấp 4.3 lần lương hàng năm. Tuy nhiên nếu lấy con số từ RPData thì tỷ lệ này có thể cao hơn khi ta nói đến giá nhà tại Sydney và Melbourne. Theo RPData giá ngôi nhà thường thường bậc trung tại Sydney hiện nay ở mức $678,500 và tại Melbourne ở mức $555,000. Nếu đem giá nhà ấy chia cho tiền lương của mỗi gia đình chúng ta, kết quả có thể là gấp 4, 6, 8 hay cao hơn nữa. Vì giá nhà quá cao nên hiện nay gia đình Úc mắc nợ lên đến 148.8% so với thu nhập.


IMF: Nhà tại Úc chỉ mắc thua Bỉ và Canada.
(Hình Macrobusiness.com.au)
Trên thế giới, giá nhà được coi là ngang bằng với thu nhập hàng năm của người dân là tại Phần Lan và Hy Lạp. Ngược lại so với thu nhập, giá nhà được coi là rẻ nhất là tại Nhật Bản, Nam Hàn. Kế tiếp là tại Đức, Ectonia và Hoa Kỳ.

Mặc dầu giá nhà tại Úc cao thứ ba thế giới (so với thu nhập) nhưng lại không tăng nhanh như các nơi Hong Kong, New Zealand, Trung Cộng, Brazil, Đức và Anh. IMF dùng con số thu thập vào cuối năm 2013 và thấy giá nhà lên nhanh nhất là tại Phi Luật Tân, Hong Kong, New Zealand, Trung Cộng, Columbia, Estonia, Brazil, Mã Lai, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ và hạng 11 là Úc. Ngược lại giá nhà sụt xuống thê thảm nhất là tại Ấn Độ. Sau Ấn Độ là các nước Hy Lạp, Ý, Cyprus và Croatia...

Nếu mua nhà để cho thuê thì chủ nhà Úc chỉ thu lời vào hạng năm thế giới. Chủ nhà tại các nước Canada, New Zealand, Na Uy, và Bỉ rủng rỉnh hơn chủ nhà Úc. Giá nhà tại Úc đang cao gấp 28 lần tiền cho thuê mỗi năm.

Quỹ Tiền Tệ Quốc tế cảnh cáo: giá nhà tăng dọt quá nhanh có thể lại làm nổ ra khủng hoảng tài chính toàn cầu một lần nữa -- như đã làm nổ ra vào năm 2008. Thật vậy, khi giá nhà đi hết một vòng bùng nổ - xì hơi thì cũng xảy ra khủng hoảng tài chính. Nhìn lại quá khứ: phân nửa khủng hoảng tài chính đã xảy ra khi giá nhà nhà bị xì hơi.

Hồng Lĩnh
Muốn gởi bài này cho bạn bè,
xin bấm mouse chọn
Twitter, email, Facebook hay Google+ 
ở lề bên trái.




0 comments :

Post a Comment

Xin bạn đọc nhấp mouse vào khung trống và cho ý kiến.