Monday 20 May 2013

Cướp ngân hàng


Bạn đọc có thể nghe rất quen truyện dưới đây.
Truyện này từng lưu hành nhiều qua các email "chuyển tiếp" trong nhiều vòng thân hữu với nhau. Có khi bạn đọc từng hai ba lần nhận câu truyện này qua nhiều nhóm bạn bè khác nhau.

Ngoài ra, nhiều trang web trong nước và trang Facebook của nhiều người đăng đi đăng lại truyện này.
Khi truyện được gởi đi thì người gởi có khi thêm bớt một hai chi tiết hoặc rút ra kết luận khác nhau.
Thế là truyện này sinh sôi nảy nở thành nhiều dị bản. 
Anh Ben Trần góp thêm một dị bản khác và blog Việt Luận xin được giới thiệu dưới đây.
Khi giới thiệu dị bản này, blog Việt Luận cũng thử tìm gốc gác của truyện. Dường như cái gốc ở tại trang blog của ông Tan Kin Lian người Singapore tại http://tankinlian.blogspot.com.au/2013/05/lessons-from-bank-robbery.html/. Ngoại trừ, blog này cọp-bi mấy cái gốc khác. 
Nếu bạn đọc biết chính gốc của truyện, xin gởi comments cho rộng thêm đường dư luận.



Ben Trần::
Đ
ài truyền hình của thành phố Quảng Đông,Trung Quốc chạy một tin thật ngắn: Ngân hàng Nhà Nước bị cướp tấn công ngay giữa ban ngày chôm đi số tiền 160 triệu.
Ta thử theo dõi bí mật hậu trường của việc cướp tiền siêu đẳng nầy. Trước đó vài tuần nhóm cướp đã thảo ra các kế hoạch và thực tập các phương cách hành động. Tên trưởng nhóm từng là chánh trị viên sư đoàn nên hắn ta cũng đặt nặng ba phương châm về tâm lý chiến:
Tuyên truyền – Hành xử chuyên nghiệp – Kinh nghiệm ngoài sách vở.
Vào một ngày đầu tuần, lúc 10 giờ sáng nhóm cướp ra tay hành động. Bốn tên cướp ập vào ngân hàng, phá hết hệ thống máy thu hình.Tên trưởng nhóm rút súng ra và hô to:
- Tất cả mọi người nằm xuống! Mọi người nên nhớ rằng tiền bạc thuộc về Nhà Nước, còn sinh mạng thuộc về chúng bây. Nghe chưa!
Mọi người nghe xong đều răm rắp nằm xuống kể cả nhân viên ngân hàng.
Điều nầy là phương pháp tuyên truyền: thay đổi những suy nghĩ của đối phương để không một tên nào nổi máu anh hùng mà chống cự.

(Hình: http://www.fbi.gov/)

2

Một cô nhân viên mặc váy cực kỳ ngắn nằm hớ hênh trên sàn nhà, hầu dụ dỗ hay tạo sự lơ là cho những tên cướp. Tên trưởng nhóm hét lên:
- Cô kia nên xử sự văn minh, chúng tôi vào đây cướp tiền và không muốn phạm thêm tội hiếp dâm,nghe chưa? Khép chân lại!
Đây gọi là hành xử chuyên nghiệp: tập trung vào công việc đang được giao phó, không để bị chia trí, mà có thể hỏng việc lớn.

3

Khi các tên cướp chuẩn bị đem các bao tiền ra xe, một tên trẻ xoay lại hỏi đại ca của hắn:
- Ta có nên đếm bây giờ coi được bao nhiêu tiền không đại ca?
- Mầy ngu quá, ra xe lẹ đi, mấy bao tiền làm sao đếm được, tối nay coi tivi thì sẽ biết mình lấy được bao nhiêu tiền.
Đây gọi là kinh nghiệm: Ngày nay kinh nghiệm quan trọng hơn những điều học được trong sách vở.
Bọn cướp biến mất êm xuôi trong vài phút.

4

Bọn cướp đã xử dụng 3 phương châm, ông giám đốc ngân hàng chỉ dùng một phương châm gọi là “Chuyển đổi”: đổi những tình huống bất lợi thành thuận lợi, mà kết quả lại đạt đến ba lần hơn bọn cướp…
Ông phó giám đốc ngân hàng định điện báo cảnh sát, giám đốc ngăn lại ngay:
- Khoan đã, tụi bây mang bao tay, mở két sắt tẩu tán thêm vài bao bạc thiệt lẹ, mười phút sau tao sẽ báo cảnh sát là… bọn cướp vét hết rồi!
Ông giám đốc tự nhủ nếu mỗi tháng có một vụ cướp như vầy thì sướng biết mấy!

5

Ngày hôm sau tivi đưa tin bọn cướp đã vét hết 160 triệu trong Ngân hàng Nhà Nước.
Những tên cướp đếm đi đếm lại chỉ có 40 triệu. Tên trưởng nhóm lồng lộn lên:
- Đồ chó má, tụi mình vào sinh ra tử, đánh đổi mạng sống chỉ lấy được 40 triệu. Trong khi bọn chó lãnh đạo chỉ ngồi chơi mà cướp được 120 triệu, gấp ba lần tụi mình. Đúng là tụi nầy học thì ít mà phe phái, mưu mô thì nhiều, được ngồi vô ghế lãnh đạo, tụi nó cướp tiền còn siêu đẳng hơn chúng ta.
Điều nầy được gọi là tận dụng trí tuệ, nhất là trí tuệ để lừa lọc trong xã hội chủ nghĩa!!!
Ben Trần

5 comments :

  1. Câu chuyện này cô Kim Nguyễn gởi cho tôi xem đã lâu rồi hôm nay coi lại vẫn thấy vui vui. Cám ơn anh Ben nha

    ReplyDelete
  2. Bài này cô bi lại bài Những điều Harvard không dạy... lưu truyền trên internet đã lâu. Xin tác giả cho biết lấy ở đâu? Có phải vậy không?

    ReplyDelete
  3. Có một điều tôi thật sự không hiểu, thời đại internet, một chuyện nhỏ chỉ cần hai giây đồng hồ sau là lan truyền trên mạng đến chóng mặt, mọi người cùng biết , mọi người cùng học hỏi,vấn đề từ đâu ra, chính gốc chỗ nào có quan trọng hay sao ? cứ nghe anh Hiền Lê comment, một lời comment rất lịch sự , hiểu biết, anh ấy đã đọc lâu rồi, giờ đọc lại vẫn thấy vui,còn cám ơn tác giả nữa có nghĩa là câu chuyện này có nhiều người biết đã lâu nhưng cũng có nhiều người chưa bao giờ đọc tới, không hiểu anh Lãng Tử thắc mắc truy tìm nguồn gốc để làm gì ? anh biết câu chuyện này từ nguồn gốc nào đó sao anh không post lên cho mọi người cùng đọc cho vui, mà chờ người khác post lên rồi thắc mắc nguồn gốc, thế mới biết trên đời vẫn có người thích ngồi một chỗ để bới lá tìm sâu.

    ReplyDelete
  4. nhắc nhở thêm anh Lãng Tử, khi anh đọc bài " những điều ngay cả đại học Harvard cũng không dạy" cuối bài ký tên BM( sưu tầm) có nghĩa là tác giả bài viết là BM cũng sưu tầm từ một nơi nào đó chứ không phải là nguồn gốc chính đâu anh ạ.

    ReplyDelete
  5. Tôi đề nghị anh Lãng Tử nên học lại những bài học từ lớp nhỏ khi xưa.
    Nếu mua những đồ nghề mới đọc cách xử dụng trước khi xài. Đọc một bài viết ,nên đọc trước những lời giới thiệu,dẫn nhập...Rồi suy nghĩ về nội dung của nó xem có lợi ích gì không. Người đọc nhiều chưa chắc đã hay, đọc nhiều mà "tiêu hóa" được những điều tốt đẹp để ứng dụng cho cuộc đời mới hay.

    ReplyDelete

Xin bạn đọc nhấp mouse vào khung trống và cho ý kiến.