Sunday 28 April 2013

Từ "Made in America" đến "No China Shop"


N
ước Mỹ đang rộ lên phong trào vận động dùng hàng nội, từ năm 2011 Đài ABC News (của Hoa kỳ) đã mở chuyên mục "Made in America" do nữ phóng viên trụ cột Diane Sawyer chủ trì. Chương trình này nhằm cổ vũ dân Mỹ đừng dùng hàng ngoại nhập mà chỉ dùng hàng làm tại Mỹ. Lý do chính được đưa ra là tiêu dùng hàng trong nước sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân và thúc đẩy nền kinh tế. Diane tính rằng nếu mỗi người Mỹ chịu bỏ thêm 1% chi phí, tức là khoảng 18 xu một ngày, thì sẽ tạo được 200 000 việc làm. Vâng hai trăm ngàn công việc cho dân Mỹ.

Trong một kỳ phát hình "Made in America Makeover" gia đình Usry ở Dallas, Texas đã đồng ý làm một thử nghiệm độc đáo: loại bỏ hết những sản phẩm ngoại nhập có trong nhà họ và thay bằng những sản phẩm làm tại Mỹ. 
Phòng ngủ chính của gia đình Usry trước khi thay đổi,
bao gồm một giường ngủ từ Pakistan, một cái tủ nhỏ đầu giường từ Nam Dương
 và một cái bàn từ Trung Quốc.
(Hình: ABC News)
Sau khi bỏ các thứ chế tạo từ nước ngoài thì, không ngạc nhiên lắm, căn nhà hầu như trống trơn. Ngay cả thảm lót sàn nhà cũng không còn. Điều thú vị là nhiều sản phẩm nội hóa được thay thế vào lại có giá thành rẻ hơn hàng ngoại nhập.
Cũng căn phòng đó sau khi thay đổi.
Tổng chi phí của phòng ngủ toàn đồ Mỹ này thật ra lại rẻ hơn trước dùng hàng nhập.
(Hình: ABC)
Chương trình "Made in America" vẫn còn được tiếp tục với những buổi phát sóng hướng dẫn mua đồ Mỹ trong các dịp lễ, khuyến khích đi chơi trong nước Mỹ,... có vẻ như ngày càng được nhiều người chú ý và ủng hộ.Trong khi đó ở Việt Nam 95% hàng hóa trên thị trường là nhập từ Trung Quốc. Trong đó rất nhiều thứ độc hại như thực phẩm, trái cây, quần áo, đồ chơi trẻ em, vân vân. Báo chí đã lên tiếng cảnh báo nhiều lần về việc nhà nước không kiểm soát được hàng nhập lậu cũng như nguy cơ hàng Trung Quốc nhiễm độc ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Thế nhưng nhà nước Việt Nam hầu như không động tĩnh gì.

Năm 2012 Trung Quốc đã gia tăng thêm nhiều hành động gây hấn trên biển Đông dẫn đến hàng loạt biểu tình tự phát của người dân trong nước. Cũng theo đó bắt đầu có phong trào kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc do các blogger chủ xướng.
Khoảng cuối năm 2012 đôi vợ chồng trẻ Paulo Hồ Lê Nhật Thành và Trịnh Kim Tiếng đã quyết định mở một cửa hàng bán quần áo trẻ em với tên "No China Shop" với chủ trương "Cam kết không bán hàng Trung Quốc" và lời kêu gọi "Người Việt ủng hộ hàng Việt".
Vào dịp Tết Quý Tỵ vừa qua họ đã cho ra đời bao lì-xì Việt Nam với bản đồ tổ quốc và hàng chữ "Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam" nhằm thay thế cho các bao lì-xì kiểu Tàu đang độc chiếm thị trường. Sản phẩm này được ủng hộ một cách không ngờ đến nỗi in không kịp để bán. Ngoài ra cửa hàng còn có các áo thun với hình ảnh và khẩu hiệu "VIỆT NAM KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN".
Đôi vợ chồng này còn tích cực vận động cho phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc. Họ mang cuộc vận động xuống đường phố.

NoChinaShop

Logo  của No China Shop


Trên trang mạng No China Shop của họ, ngoài các sản phẩm của cửa hàng họ còn kêu gọi mọi người tham gia và sẵn sàng quảng bá dùm các sản phẩm Việt Nam khác.
Với tấm lòng như vậy đã không đuợc sự ủng hộ thì chớ, hai người này còn bị sách nhiễu và bị nhà cầm quyền hăm dọa. Cửa hàng của họ đã từng bị công an đến dẹp và hốt
hàng.
Không nản lòng, đôi bạn trẻ vẫn tiếp tục con đường của mình. 
Gần đây anh Hồ Lê Nhật Thành thực hiện một cuộc hành trình từ Nam ra Bắc vừa quảng cáo các mặt hàng Việt vừa vận động cho phong trào không dùng hàng Tàu.
Thoạt nhìn: hai phong trào ở hai đầu trái đất có vẻ giống nhau nhưng xét kỹ thì chúng khác nhau về nhiều mặt. Cuộc vận động ở Mỹ thực chất là cuộc chiến bảo vệ "nồi cơm", họ kêu gọi dùng hàng nội và tẩy chay hàng ngoại để mong tạo được nhiều công ăn việc làm cho người trong nước. Cuộc vận động ở Mỹ tập trung vào giá cả, cố thuyết phục người dân chi thêm tiền để xài hàng nội.
Cuộc vận động ở Việt Nam là cuộc chiến sống còn khi nền sản xuất trong nước đã hầu như kiệt quệ. sự lệ thuộc vào Trung Quốc Không chỉ hàng hóa hay kinh tế lệ thuộc vào Trung Quốc mà còn lệ thuộc trong hầu hết mọi lĩnh vực khác, kể cả chính trị. Nguy cơ mất nước về tay ngoại bang ngày càng hiện rõ hơn.
No China Shop
Cuộc chiến ở Việt Nam nghiêm trọng hơn nhiều. Ấy thế mà về quy mô thì ngược lại: một bên do một cơ quan truyền thông lớn với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận dụng mọi phương tiện hiện đại từ truyền hình đến Internet, được nhiều người ủng hộ từ người tiêu thụ cho đến các nhà sản xuất; Một bên là những tiếng kêu gọi lẻ loi qua Internet, phương tiện truyền thông duy nhất nhà nước chưa kiểm soát được. Bên này chỉ có một cửa tiệm đi đầu mà đã hứng chịu nhiều hệ quả của việc đụng đến "người anh em láng giềng".
Ở giữa những khó khăn đang bủa vây tứ bề, người viết xin chúc hai bạn đạt được ước mơ như lời tâm sự mới đăng trên trang nhà No China Shop:
"Ước mơ của chúng tôi không nằm ở một cửa hàng No China Shop. Ước mơ của chúng tôi là khái niệm No China Shop sẽ dẫn đến một nhận thức "người Việt dùng hàng Việt" trong tương lai, góp phần xây dựng một nền sản xuất nội địa độc lập, có khả năng cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài và người dân có cơ hội lựa chọn những sản phẩm an toàn, phẩm chất cao và góp phần làm giàu cho nền kinh tế quốc gia - một nền kinh tế tự chủ, độc lập."
Thật vậy, có tự chủ và độc lập về kinh tế thì mới dẫn đến tự chủ và độc lập về các mặt khác. Được vậy, mới mong giữ vững chủ quyền quốc gia.
Nhìn vào bảng hiệu của hai bạn trẻ, có người đề nghị nên sửa tên thành "Non Chinese Shop" cho đúng văn phạm; nhưng có lẽ những người chủ trương cửa hàng này muốn chuyển tải một thông điệp khác. Họ ôm ấp một mong muốn to lớn hơn là tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Thật vậy, "No China" chính là mong muốn của người dân Việt Nam đang tìm cách đẩy lùi bàn tay của Tàu Cộng ra khỏi đất nước của mình.
04/2013
HC
(Nguồn Hội Ái Hữu Liên Trường Kỹ Thuật Việt Nam/Úc Châu)

2 comments :

  1. Em ủng hộ No China Shop . Xin bà con du lịch Việt Nam cho em gởi lời cám ơn anh Hồ Lê Nhật Thành và chị Trịnh Tiếng. Nếu bà con mua souvernir đem về Úc thì xin mua tại No China Shop vì có souvernir Việt Nam nhưng dòm kỷ thì lại in chữ Made in China. Buồn lắm.
    Cái Mơn

    ReplyDelete
  2. Thiệt tình thì tui ghét Tàu dử lám , cái gì có dính 1 dáng đến Tàu thì tui chịu nhịn nhứt định hông mua, hồi trứơc tui cùng có ý định làm vài chuyến du lịch qua đó để biết thắng cảnh TQ nhg nghỉ lại thôi khg đi , khg đem đô la vô cho nó , khỏi nghe xí xô xí xào phát ghét.Còn khi phải về VN thăm Cha Mẹ nhất định khg xài,khg mua bất cứ cái gì của tàu , cầm lên thấy made China thì bỏ xuống , nên khi về lại Úc chẳng có gì cho bạn bè , con cháu . Tôi mới biết No China Shop khi đọc bài này thôi .Xin ủng hộ hết mình, và ứơc mong có thật nhiều Shop như vậy để Tàu phù bơ mỏ , trắng mắt .

    ReplyDelete

Xin bạn đọc nhấp mouse vào khung trống và cho ý kiến.