Tuesday 1 April 2014

Manus Island: so many questions, one simple solution





Gần tới ngày 30 tháng Tư, og3t nhớ nhiều hơn thân phận tị nạn của mình. Người mình tị nạn luôn luôn biết ơn người Úc. Chúng ta bày tỏ lòng biết ơn bằng nhiều cách. (Xin bạn đọc ghi ra nghen)Một trong nhiều người Úc được người mình nhắc tên khi tỏ lòng biết ơn là cựu thủ tướng Malcolm Fraser. Có người nói ông Malcolm Fraser là “cha già của người tị nạn Việt Nam”. Không biết nói vậy có trúng không? (Xin bạn đọc trả lời nghen)

Ông này mới cho đăng bài này trên tờ The Age, xuất bản tại Melbourne Vic. Bài này cho thấy những con “trâu chậm” đang bị “uống nước đục”. Đó là người tị nạn đến sau chúng ta ba chục năm. Og3t xin đăng lại bản chữ Anh và mời bạn đọc cùng với og3t dịch chung bài này ra chữ Việt. Og3t xin bắt đầu bằng cách dịch (bậy) trước vài câu. Mời bạn đọc sửa lại hay dịch thêm vài câu nữa rồi gởi vào phần “comment, lời bàn” cho vui nghen.

Khi nhận được bản dịch của bạn đọc og3t sẽ cập nhật tại trang blog này.

“Viết blog cho vui” ấy mà....

Og3t ::
That's my mate:
Hung Chau
and former prime minister Malcolm Fraser
 yesterday
recall the beginning of
Australia's Vietnamese community.
Photo: Michael Rayner
(The Age (6 June 2005)






The Age, February 21, 2014
• Comments 209
Malcolm Fraser ::

There is a humane, efficient and affordable
approach. If only we would try it.

Có một cách giải quyết nhân đạo, hữu hiệu và không tốn quá nhiều tiền. Nếu chúng ta dám thử cách này. (Og3t)
A man has been killed while in the care of the Australian government. Another lies with a fractured skull, countless others have been injured. The men on Manus Island are in danger, and the Minister for Immigration claims his policies are successful and in no need of change. Có một người bị giết chết khi sống dưới bàn tay che chở của chính phủ Úc. Một người khác quằn quại với cái đầu bị nứt, và vô số người khác nữa bị thương. Người bị giam tại đảo Manus đang lâm nguy; thế mà ông tổng trưởng Di Trú lại tuyên bố chính sách của mình đang thành công nên không cần sửa đổi. (Og3t)
The government cannot guarantee the safety of people in its care on Manus Island. The responsible course of action is for the centre to be closed. The riots also raise questions about safety on Nauru and Christmas Island. Hiện nay chính phủ không bảo đảm người được mình che chở tại đảo Manus có an toàn hay không. Căn cứ vào trách nhiệm thì chính phủ Úc phải đóng cửa trại giam này. Ngoài ra, hỗn loạn xảy ra còn nêu lên nhiều vấn đề liên quan đến an ninh ở đảo Manus và đảo Christmas. (Og3t)

Precisely what has happened, we do not know. The government's commitment to secrecy should be a concern for everyone. Secrecy is completely inadequate for democracy but totally appropriate for tyranny. If the minister will not inform the public, then we are within our right to assume the worst. No free and fair nation operates with secrecy as a blanket policy position. Democracies are based on the foundation of public scrutiny and open government.

Chuyện gì đã xảy ra, thiệt tình chúng ta không biết được. Mọi người cần lưu ý đến chính sách giữ kín của chính phủ. Giữ kín thì không thích hợp cho chính thể dân chủ nhưng lại hoàn toàn thích hợp cho thể chế chuyên quyền. Nếu ngài tổng trưởng không cho dân chúng biết điều gì xảy ra thì chúng ta có quyền nghĩ điều tệ hại đang xảy ra. Không có quốc gia tự do và công bằng nào lại áp dụng chính sách che đậy cả. Công luận và chính sách cởi mở của chính phủ là nền tảng của nền dân chủ. (Dzung Nguyễn)

The events on Manus Island give rise to many questions the public have a right to know. What happened? Did guards beat asylum seekers? Did local people charge the compounds and attack asylum seekers? Where did the man die? Who killed him? Did PNG police fire on asylum seekers? Did guards and staff flee? When was the minister informed? There are dozens more and they cannot be fully answered unless there is an independent inquiry.

Chuyện xảy ra ở đảo Manus đã dấy lên nhiều câu hỏi mà dân chúng có quyền được biết. Chuyện gì đã xảy ra vậy? Có phải mấy người gác cổng đã đánh đập nguời tạm trú? Có phải dân địa phương điều khiển trại và tấn công người tạm trú? Nạn nhân đã chết ở đâu? Ai đã giết anh ta? Có phải cảnh sát PNG đã nổ súng vào người tạm trú? Có phải nhân viên bỏ trốn? Ngài tổng trưởng được thông báo lúc nào? Còn thêm nhiều câu hỏi nữa và các câu hỏi này sẽ không được trả lời trọn vẹn trừ khi có một cuộc điều tra độc lập. (Dzung Nguyễn)

The initial announcement of an investigation, only by PNG police, and a departmental inquiry is woefully inadequate. These are vested parties investigating themselves. It's clear PNG police have fired shots and asylum seekers have been placed in danger. The department seems concerned only with maintaining the information blackout, with reports that staff have been forbidden to speak about the events, even to family. These are the actions of a government intent on hiding the truth from its people. A full independent inquiry is the only responsible option.

Thông báo vắn tắt lúc ban đầu cho biết chỉ có cảnh sát PNG mở cuộc điều tra và một buổi chất vấn của bộ là không thỏa đáng. Đây là những bên liên quan tự động mở cuộc điều tra riêng cho mình. Rõ ràng cảnh sát PNG đã nổ nhiều phát súng và những người tầm trú đã bị lâm vào một tình thế hiểm nghèo. Chánh phủ chỉ chú tâm đến việc che giấu thông tin, ngay cả nhân viên có liên quan cũng bị cấm thuật lại về biến cố nầy, thậm chí cho gia đình mình. Chính phủ cố ý che dấu sự thực với nhân dân Úc. Muốn làm tròn trách vụ, chánh phủ phải mở một cuộc điều tra đầy đủ và hoàn toàn độc lập.(dxt)

When secrecy operates, it infects the entire system. The minister's insistence on a military operation, the use of militaristic language and a deliberately covert approach, akin to being
under attack, guides the response of all within the system who believe they can act with impunity. The government's persistent response that the navy cannot ever be questioned demonstrates the extreme level of this secretive approach. No person or agency should be totally immune from scrutiny when there are legitimate questions to be answered about events that have occurred. This does not equate to an attack on those involved, but to a functioning democracy ensuring accountability and review when matters of concern arise.

Toàn bộ hệ thống phải giữ bí mật. Bộ trưởng khẳng định đây là một cuộc hành quân, việc sử dụng từ ngữ quân sự chỉ nhằm mục đích không cho bất kỳ ai tiếp cận vấn đề viện lẽ sẽ bị địch lợi dụng để tấn công và cho nhân viên thừa hành hiểu rằng không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì về việc mình làm. Vì tánh cách tối mật nên không ai được quyền chất vấn lực lượng Hải Quân. Không có bất cứ cá nhân hoặc cơ quan nào được phép miễn hoàn toàn việc giám sát, khi có thắc mắc là phải trả lời thỏa đáng về các sự kiện đã xảy ra. Chất vấn không có nghĩa là tấn công vào những người thi hành công vụ mà chỉ nhằm mục đích bảo đảm một nền dân chủ hoạt động kiến hiệu, để đoan chắc rằng những vấn đề khó khăn phải được xem xét và giải quyết một cách đúng đắn và hoàn toàn trung thực.(dxt)
Dxt ghi thêm: Mấy thằng Úc khi viết bài nó thường hay chú trọng về sự kiện nên khoái sử dụng ‘Passive Voice’. Tiếng Việt mình thì ‘Active Voice’; nên khi dịch tui có chuyển đổi… hy vọng là bài dịch sẽ trong sáng, rõ nghĩa hơn hơn! He he!
Labor has cowardly fallen into line with the government, stating Manus Island is pivotal to stopping the boats and must remain  operational. There are far more effective ways of stopping the boats, and preventing lives being lost at sea. Đảng Lao Động đã hèn nhát đứng chung chiến tuyến với chánh phủ, khi nhấn mạnh rằng giải pháp đảo Manus là mấu chốt để ngăn chận tàu tầm trú và phải được duy trì. Có nhiều giải pháp khác kiến hiệu hơn nhiều để ngăn chặn tàu chở người tầm trú và ngăn không cho họ phải bỏ mình trên biển cả. (dxt)


It is time for Australia to accept in full
its place as a global nation with global responsibilities. Displaced people are a global phenomenon and the Refugee Convention is the world's agreement to protect people fleeing harm. We made this agreement after the atrocities of World War II, recognising the need to protect people escaping persecution. Sadly, there are now many more people fleeing similarly violent harm. This is the global situation and Australia cannot resile from it.


Đây là lúc cho nước Úc nhận thấy đầy đủ về vị trí của mình như là một quốc gia trên thế giới với trách nhiệm trên toàn thế giới. Người di tản là hiện tượng toàn cầu và Công Ước Người Tỵ Nạn là sự thỏa thuận của thế giới để bảo vệ những người chạy trốn nguy hiểm. Chúng ta làm ra thỏa thuận này sau những việc tàn bạo trong Thế Chiến Thứ Hai, khi nhận ra việc cần thiết bảo vệ người dân thoát khỏi ngược đãi. Buồn thay, bây giờ còn nhiều người hơn đang chạy trốn những nguy hiểm dữ dội tương tự. Đây là tình trạng toàn cầu và nước Úc không thể chối bỏ nó. (HC)


What we can do is set a reasonable number
of refugee places each year, to ensure people are not so desperate they attempt to reach safe haven by perilous means.


Điều chúng ta có thể làm là mỗi năm ấn định một số chỗ  vừa phải dành cho người ty nạn, để thiên hạ không liều mạng dùng các phương tiện nguy hiểm tìm tới nơi ẩn trú. (Dzung Nguyễn)
What we must finally understand is there is
no regional process; people languish for years in Indonesia with no end in sight. Forcing them to languish further in offshore detention centres in remote places is costly, cruel and, as shown by the events on Manus Island, increasingly dangerous.
Cuối cùng chúng ta nên hiểu rằng không có  có “vùng thanh lọc” (regional process). Những người tỵ nạn đã mỏi mòn chờ đợi vô vọng ở Indonesia. Giờ đẩy họ chờ đợi thêm nữa trong những trung tâm tạm giam xa xôi, khắc nghiệt, càng ngày càng hiểm nguy, như đã thấy qua biến cố trên đảo Manus. (Ben Trần)

Cuối cùng chúng ta cần phải hiểu rằng không có chuyện làm thủ tục tại địa phương; người tầm trú đã mòn mỏi bao năm ở Indonesia mà không thấy có tương lai. Bắt họ trầm luân thêm nữa trong các trung tâm giam giữ xa xăm thật là tốn kém, tàn nhẫn và  -- như việc xảy ra tại đảo Manus --  còn thậm phần nguy hiểm nữa.(Dzung Nguyễn)
Australia's overall migration intake in
2012-13 was more than 152, 000. Currently, there are just 13,750 places available through the humanitarian program. The Houston committee recommended that these places be increased to 27,000 within five years. If a significant number of these came from Indonesia, the boats would stop. This would be the basis for a robust and fair system that processes refugee claims in a timely manner. It would ensure an efficient, affordable and humane approach.
Con số tỵ nạn Úc nhận vào năm 2012-2013 là hơn 152,000 người . Hiện tại chỉ có khoảng 13,750 người được nhận qua chương trình tỵ nạn nhân đạo. Uỷ ban Houston đề nghị con số nầy nên tăng lên 27,000 trong 5 năm. Nếu con số lớn lao nầy được chọn từ Indonesia thì có thể những con thuyền tỵ nạn sẽ ngưng. Đây có thể là bước đột phá và công bằng để thanh lọc người tỵ nạn trong một thời gian hợp lý. Điều nầy có thể bảo đảm tính hiệu quả và có thể thực hiện được trong chiều hướng nhân đạo.(Ben Trần)
Australia would not be ''flooded'' as a
result; we control the number of people that are settled. We attract a small proportion of the world's refugees. For several years now, more than 90 per cent of asylum seekers that have arrived by boat have been found to be refugees in need of protection. They are not fleeing for a sea change, but for their lives.
Như thế nước Úc không thể bị “tràn ngập” bởi dân tỵ nạn; chúng ta kiểm soát số lượng người được định cư. Chúng ta chia sẻ một phần nhỏ người tỵ nạn trên thế giới. Từ nhiều năm qua hơn 90% những thuyền nhân đến Úc đều cho thấy họ có đầy đủ tư cách tỵ nạn và cần sự bảo vệ. Họ vượt biển không phải để đổi gió mà để thay đổi cuộc đời họ.(Ben Trần)
Refugees have made a remarkable contribution to our country. There is no need to fear their arrival. Australia is a proudly multicultural nation, made stronger by the dedication and
contribution of people who come here, whether as refugees or migrants.
Người tị nạn đã đóng góp rất đáng kể vào xứ sở của chúng ta. Không có gì phải sợ tị nạn đến. Úc hãnh diện là quốc gia quy tụ nhiều nền văn hóa, Úc vững mạnh hơn nhờ người tứ xứ đến đây cật lực góp sức – cho dù họ là tị nạn hay di dân.(Og3t)
Malcolm Fraser was prime minister from 1975 to 1983.

Muốn gởi bài này cho bạn bè,
xin bấm mouse chọn
Twitter, email, Facebook hay Google+ 
ở lề bên trái.



0 comments :

Post a Comment

Xin bạn đọc nhấp mouse vào khung trống và cho ý kiến.