Saturday 19 April 2014

70 mới gọi là già



Việt Luận::
Có một bài thơ lưu hành trong chốn ta bà như thế này:
60 chưa phải đã già
60 là tuổi mới qua dậy thì
65 hết tuổi thiếu nhi
70 là tuổi mới đi vào đời
75 là tuổi ăn chơi
80 là tuổi yêu người yêu hoa
90 mới bắt đầu già
Đêm đêm vẫn cứ mặn mà yêu đương
100 có lệnh Diêm Vương
Cứ ở trên ấy yêu đương thỏa lòng
Bao giờ đạn hết lên nòng
Từ từ nằm xuống là xong một đời.

T heo đó “90 mới bắt đầu già”. Hurrah! Đó là tuổi già trong tình trường. Trong tình trường càng lâu già càng tốt. Nhưng khi bỏ cày xuống bước vào văn phòng CentreLink thì người ta mong được “già” sớm hơn. Xin tạm gọi là “già” khi đủ tuổi để hưởng trợ cấp tuổi già (Age Pension) tại Úc.

Thư toà soạn hôm nay bàn về “tuổi già” này vì có tin chính phủ Úc có thể định lại bao nhiêu tuổi mới được coi là già.

H ôm nay, ai bỏ cày bước vào CentrLink thì biết rằng: 65 tuổi mới được coi là già. Nhưng đến năm 2023, người cặm cụi suốt đời làm việc rồi bước vào văn phòng lo an sinh xã hội thì phải đủ 67 tuổi mới được coi là già.
Đến năm 2017 chỉ già khi đủ 65 tuổi 6 tháng. Đó là lớp người sinh ra từ 1.7.1952 cho đến cuối năm 1952. Vào năm 2019 chỉ già khi chẵn chòi 66 tuổi. Đó là lớp người ai sinh ra từ 1.1.1955 cho đến giữa năm 1955. Vào năm 2021 chỉ già khi 66 tuổi cộng thêm số lẻ 6 tháng. Đó là lớp người ai sinh ra từ 1.7.1955 cho đến hết năm 1956.

Nhưng đến năm... thì “70 mới gọi là già” vì ông tổng trưởng kinh tế muốn định nghĩa lại như vậy. Ông Joe Hockey, 48 tuổi, nói: “Ở Anh Quốc, và cũng có thể ở Úc, cứ ba trẻ em cất tiếng khóc chào đời hôm nay thì có một sống thọ đến 100 tuổi”. Nếu giữ nguyên tuổi già như hiện nay thì Úc không đủ tiền chăm sóc người già. Theo ông Joe Hockey, đến năm 2030 mỗi năm Úc phải chi thêm $93 tỷ cho dịch vụ y tế và chăm sóc người già.

Nước Mỹ giàu mạnh nhất thế giới nhưng người dân phải cày cho đến 66 tuổi mới được coi là già.

Nhìn ra các nước có nền kinh tế phát triển, tuổi già (65) hiện nay tại Úc ngang bằng với tuổi già tại các nước Canada, Đức, New Zealand và Anh. Nhưng lại trẻ hơn tại Hoa Kỳ. Nước Mỹ giàu mạnh nhất thế giới nhưng người dân phải cày cho đến 66 tuổi mới được coi là già. Ngược lại dân cày tại Nam Hàn khi ăn “thượng thọ” (60) là có thể vễnh râu vỗ ngực xưng mình... già. Ngoài ra, các nước có nền kinh tế phát triển thường đang tăng dần tuổi già lên. Nhưng chưa nước nào nghĩ đến “70 mới gọi là già” như Úc.

Nhìn ra các nước có nền kinh tế phát triển, tuổi già (65) hiện nay tại Úc ngang bằng với tuổi già tại các nước Canada, Đức, New Zealand và Anh. Nhưng lại trẻ hơn tại Hoa Kỳ. Nước Mỹ giàu mạnh nhất thế giới nhưng người dân phải cày cho đến 66 tuổi mới được coi là già. Ngược lại dân cày tại Nam Hàn khi ăn “thượng thọ” (60) là có thể vễnh râu vỗ ngực xưng mình... già. Ngoài ra, các nước có nền kinh tế phát triển thường đang tăng dần tuổi già lên. Nhưng chưa nước nào nghĩ đến “70 mới gọi là già” như Úc.

Cho đến nay, người ta chưa biết đến năm nào chính phủ này áp dụng “70 mới gọi là già”. Productivity Commission đề nghị bắt đầu có hiệu lực từ năm 2023 (thì người sinh năm 1953 bị... dính). Grattan Institute cho rằng nên áp dụng vào năm 2030 (thì người sinh năm 1960 mới... dính).

Ngoài ý muốn tăng tuổi gọi là già lên mức 70, chính phủ này còn dự định thay đổi lối tính toán tiền già. Số tiền này hiện nay ở mức $766 Đô La mỗi hai tuần lễ cho người già độc thân hay $1,154.80 cho cặp chim hạc da mồi tóc bạc.
Tiền già ở Úc cao như vậy là nhờ chính phủ tính toán theo tỷ lệ mức lương coả nam công nhân vai u thịt bắp. Sắp tới, ông Joe Hockey tính chuyện thay đổi công thức tính toán. Ông cho rằng cần đem mức lạm phát hay chi phí để sống (cost of living) để tính toán lại số tiền trợ cấp cho người tuổi hạc. Nếu theo hai lối sau, tiền già sẽ sụt xuống và hàng năm cũng không còn tăng mạnh như hiện nay.

M ặc dầu có nhiều dấu hiệu chính phủ này kéo tuổi già lên nhưng không chắc thủ tướng Tony Abbott dám nuốt lời hứa. Nhớ lại ông Tony Abbott thắng cử phần lớn nhờ tấn công bà Julia Gillard nuốt lới hứa “không đánh thuế Carbon”. Cũng trong kỳ vận động tranh cử vừa qua, ông Toad đã hứa “no changes to pensions, không thay đổi trợ cấp”. Nếu chính phủ này cũng nuốt lời hứa thì sẽ khó ăn khó nói với cử tri khi tổng tuyển cử năm 2016 diễn ra.

Hiển nhiên, con người ngày càng sống thọ nên cần định nghĩa lại thế nào là già. Cứ cho rằng chính phủ này định nghĩa lại “70 mới là già” thì không nên áp dụng từ năm 2023 hay 2030 mà sớm lắm cũng phải vào năm 2035 trở đi.

Tại sao vậy? Xin thưa: nếu áp dụng sớm thì hai lớp người sinh năm 1953 và 1960 đang cày ngày cày đêm chắc là không còn “xí quách” tiếp tục cày khi chính phủ kéo tuổi già lên tận 70. Đề nghị chỉ áp dụng kể từ năm 2035 vì đến năm đó ông Joe Hockey.... 70 tuổi.
Việt Luận::
Muốn gởi bài này cho bạn bè,
xin bấm mouse chọn
Twitter, email, Facebook hay Google+ 
ở lề bên trái.

0 comments :

Post a Comment

Xin bạn đọc nhấp mouse vào khung trống và cho ý kiến.