Sunday 26 May 2013

Sợ té đái!


Ben Trần :: 

Thượng đế tạo ra các động vật đều có vài đặc tính na ná giống nhau. Giận hờn, yêu thương, cảm xúc, sợ sệt…
Thành ngữ “sợ té đái” không chỉ riêng tiếng Việt ta có.Trong Anh ngữ cũng dùng “scared the piss out of me”, chứng tỏ người Tây phương khi sợ cũng té đái như thường.


Sợ 
(hìnhhttp://www.wired.com)

Trước tiên là loài động vật bốn chân. Bạn thử xem các động vật thể hiện sự sợ hãi như thế nào. Có người đàn ông dẫn con chó định đáp chuyến bay đi du lịch liền bị nhân viên phi trường chận ngay cửa phi cơ. Ông hành khách năn nỉ xin cho cả hai được lên máy bay, ông bảo đây là loại chó thật tinh khôn, nó có thể đánh hơi ra các hàng quốc cấm. Nhân viên an ninh phi trường chịu cho thử nếu đúng cả 3 lần thì cả người và chó được đi.
Lần thứ nhất thả chó vô máy bay vài phút sau con chó đi ra ngồi ngay trước mặt chủ. Ông chủ báo cáo có người giấu ma túy trong xách tay. An ninh vô theo con chó xét, đúng ngay người mang ma túy. Lần sau cho chó vô ngửi, vài phút sau chó ra báo cáo, an ninh vô bắt đúng người mang súng trong sách tay. 
Lần thứ ba thả chó vô đánh hơi lần nữa… vài phút sau con chó chạy ra nước tiểu và phân chó dính cùng mình. Nhân viên an ninh hỏi chuyện gì?
Ông chủ chó xanh mặt trả lời:
- Trên máy bay có bom! Cho nên chó sợ té đái!
Bạn hãy xem loài cá mập (shark) cũng biết lợi dụng sự sợ hãi của đối phương. Con cá mập dẫn ba đứa con đi kiếm mồi, khi gặp một đàn cá nhỏ -- cá bố ra lệnh:
- Bây giờ chúng ta bơi xung quanh một vòng, vẫy đuôi lên cho chúng nó thấy. Làm thêm vòng thứ hai, thỉnh thoảng vươn nửa thân mình ra khỏi mặt nước để hù dọa tụi nó. Làm thêm vòng thứ ba xong, cá bố ra lệnh tấn công.
Sau khi ăn mồi no nê, cá con xoay lại hỏi cá bố:
- Bố à, sao mình không thịt bọn nó liền khi mới vừa chạm mặt lần đầu?
- À, các con không biết, mình phải làm vậy cho bọn nó sợ té cứt, té đái ra thì mình ăn thịt nó ngon hơn!!!

Trong những truyện ngắn của nhà văn gốc phi công Trường Sơn Lê Xuân Nhị, ông thường kể các phi công mới ra trường còn sợ hãi khi lái tàu bay trên đầu địch. Các phi công đàn anh thường trấn an các đàn em:
“Tụi mầy sợ gì, tụi nó bắn 100 viên, họa hoằn lắm trúng mình 10 viên. Mà trong 10 viên họa hoằn lắm mới có 1 viên trúng bình xăng làm cho nổ máy bay. Mà có chết thì chết chứ đừng trúng phải “của quý” mình. Còn sống mà bể nát “của quý” thì sống cũng như chết mà thôi!”
Bởi vậy các phi công chiến đấu Việt Nam chỉ một thời gian ngắn sau khi ra trường là không có ông nào sợ chết.


Nếu mây, núi là những hình ảnh đẹp, là niềm cảm hứng của các thi sĩ, nhạc sĩ thì nó lại là nỗi kinh hoàng đối với các phi công. Có bài nhạc mà Evis Phương thường hát “Ta ngồi đây trên đồi Tăng Nhơn Phú, nhìn mây bay ta ngỡ tóc em mềm...” nghe lãng mạn ghê chưa? Hay là nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết “anh sẽ gom mây xây lâu đài yêu…”. Và còn nhiều, nhiều nữa các bài nhạc nói về mây... Nhưng nhà văn Lê Xuân Nhị cũng kể rất nhiều phi công thời chiến không chết vì đạn thù mà chết vì các đám mây. Ở miền Trung Việt Nam, những đám mây dày thường lảng vảng gần núi. Khi các phi công lỡ lạc vào các đám mây dày đặc nầy không khéo phi cơ sẽ đâm sầm vào núi mà vỡ ra thành trăm mảnh.
Ở Úc vài năm trước, tôi có nghe một câu chuyện của anh chàng phi công trẻ, chưa kinh nghiệm đường đi nước bước cho lắm. Anh ta bay từ Eden, phía Nam tiểu bang NSW vòng theo bờ biển lên vùng Wollongong, từ đó hướng về Sydney. Nếu bay từ Eden lên Sydney bay thẳng theo đường chim bay nhanh hơn, ngắn hơn. Chàng phi công thích ngắm cảnh sông núi và biển cả nên bay vòng đường xa. Giữa đoạn đường từ Wollongong đến Sydney, trong vùng Illawara, chàng phi công trẻ lạc vào đám mây dày đặc. Loay hoay khoảng 12 phút không thoát ra khỏi đám mây.


Sợ 
(hìnhhttp://www.wired.com)


Bố ơi! Nếu trên đường phố Sydney hay Melbourne bạn lái xe bị lạc 15 hay 20 phút chỉ là chuyện nhỏ. Trên trời, loay hoay trong mây mù gần 15 phút là tử thần đang réo gọi đó nhe. Trước khi để tử thần réo gọi, chàng đành phải réo gọi người dưới đất trước. Chàng ta liên lạc đài kiểm soát không lưu xin giúp đỡ. Các vị trong đài kiểm soát không lưu lúc bấy giờ cũng không biết làm sao. Đang lúc bức tai bức tóc bỗng một ông nảy ra ý kiến hỏi các phi công khác đang bay trong vùng lân cận. Sau một hồi liên lạc, tìm kiếm, các vị trong đài kiểm soát gặp được một phi công kỳ cựu của hãng Qantas đang bay trong vùng lân cận. Ông phi công già cũng đã từng bị lạc một lần như vậy rồi. Sự liên lạc vô tuyến ba chiều được nối kết, ông phi công già hướng dẫn chàng phi công trẻ xuống bao nhiêu độ, qua hướng Đông bao nhiêu độ, rồi qua hướng Tây bao nhiêu độ…; nhờ vậy chỉ cần năm phút chỉ dẫn, chàng phi công trẻ thoát hiểm... 
Thật là một phen hú vía. Khi chàng phi công trẻ sắp sửa đáp xuống phi trường Sydney, đài kiểm soát không lưu hỏi lại:
- Ông cần giúp đỡ gì nữa không?
Chàng ta trả lời:
- Cần, quần tôi ướt nhẹp rồi, tôi phải thay quần!

Thế nên có những điều tốt cho người nầy nhưng lại không tốt cho người khác... Các ông phi công nhường quyền thưởng thức vẻ đẹp về mây về núi lại cho các thi sĩ, nhạc sĩ hay các nghệ nhân khác…
Ben Trần

4 comments :

  1. Hi anh Ben,
    "Sợ té đái" thiệt là ... đáng sợ. Nhưng chắc cho còn nhiều cái sợ khác. Tỷ như sợ dựng tóc gáy, sợ xanh mặt, sợ nổi da gà, sợ nổi gai ốc, sợ lạnh xương sống... (và không biết có sợ ị ra quần không?)
    Khi nào quởn quởn, xin viết từng cái sợ này cho bà con thưởng thức nghen.
    Og3t

    ReplyDelete
  2. Có lẽ không có nỗi sợ nào bằng SỢ Vợ, vì sợ gì rồi cũng chỉ thoáng qua, nhưng sợ vợ thì nó theo ta suốt đời

    ReplyDelete
  3. Tôi đồng ý với ông Tám Tàng 100% , có lẽ nhiều ông cũng nghĩ vậy mà ít ai chịu nói ra hi hi hi

    ReplyDelete
  4. Sợ vợ mà không dám nói ra thì cũng là một nỗi sợ " sợ mất mặt anh hùng" chà xem ra coi bộ có nhiều nỗi sợ không tên dữ hén

    ReplyDelete

Xin bạn đọc nhấp mouse vào khung trống và cho ý kiến.