Friday 4 January 2013

Phong-tục quê xưa


Ngày TẾT, ngày thiêng liêng đối với tất cả chúng ta, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo hay cao thấp về đẳng cấp.
Ngày TẾT, dịp để chúng ta những người Việt-Nam ghi nhớ lại hầu kết các phong-tục tập-quán ngàn đời của Ông Cha để lại.

Mâm Ngũ Quả

Mâm Ngũ Quả
(Hình: http://chuaphuclam.com)
Phòng khách ngày TẾT của chúng ta sẽ rất tươi mát khi bên cạnh bình hoa là một dĩa trái cây đầy màu sắc xanh đỏ vàng. Đó chính là Mâm Ngũ Quả. Theo thời- gian và bối cảnh Mâm Ngũ Quả đi theo chúng ta tha hương trên mọi miền đất nước: Úc, Pháp, Mỹ, Canada.... nên trở thành nhiều màu sắc sặc sở.
Bản chất người Việt-Nam đơn thuần, bình dị không tham lam nên chỉ mong năm mới được: Cầu, Dừa, Đủ, Xài.
Giao-thông nhanh chóng mang từ Thai Lan sang Úc những chùm chôm chôm đỏ rực tươi mát. Lúc nầy chúng ta không cầu mà:
Chôm, Thơm, Dừa, Đủ, Xài.
Nói cho vui thế thôi. Mâm Ngũ Quả bây giờ đâu còn nguyên thuỷ là năm loại trái cây liên-hệ theo ngũ-hành:
Kim màu trắng, 
Mộc màu xanh, 
Thuỷ màu đen, 
Hỏa màu đỏ, 
Thổ màu vàng.

Các loại trái cây chúng ta nhìn thấy trên bàn thờ ngày TẾT hay trong các dịp quan-trọng trong gia-đình Việt Nam như Giỗ, Hỏi Cưới, Tang Lễ, Tưởng Niệm thường là: Bưởi, Dưa Hấu, Cam, Quýt vàng, Nho xanh, Nho đỏ, Mảng CầuThanh-Long. Mâm Ngũ Quả ngày TẾT còn được trang trí thêm một nhánh Sung. Tổ Tiên người Việt chúng ta quan-niệm rằng tất cả đều là sản- phẩm giao kết của Trời Đất, là kết quả lao nhọc của con người.
Ngày TẾT để tỏ lòng biết ơn Tỗ Tiên, Trời Đất nên Mâm Ngũ Quả cũng là biểu hiệnthành quả năm Cũ và mơ ước gặt hái tốt đẹp hơn trong năm Mới.
Những trái cây trưng bày trên Mâm Ngũ Quả là ước vọng của chúng ta qua ý nghĩa như sau:
- Đu Đủ, Bưởi và Sung tròn ý nói: vuông tròn, đầy đủ, sung túc.
- Mảng Cầu nhiều hạt tượng trưng con cháu sum vầy, đông đúc.
- Cam Quýt Quất biểu hiện chánh nhân quân tử,hiền lành. Dạy chúng ta phải sống sao cho hợp lẽ đạo-đức trong đời.
Mâm Ngũ Quả còn là tập-hợp các vị thuốc Đông-Y:
- Bưởi chủ-trị tiêu-hóa: Lá bưởi để xông trị cãm mạo. Hoa bưởi ướp trà uống tiêu và thơm.
- Đu Đủ chín: Giúp nhuận-trường rất tốt cho người lớn tuổi và trẻ em.
- Đu Đủ xanh: Nấu canh xương ăn rất ngon bồi bổ dinh-dưỡng cho phụ-nữ mới sinh con và người bệnh mau chóng phục-hồi sức khoẻ.
Nói chung, Mâm Ngũ Quả là ước vọng của mỗi người mỗi nhà biết nhớ ơn Tổ Tiên, Trời Đất cầu mong cho thế-hệ mai sau được ấm no sung-túc.

Đưa Ông Táo

Ông Táo cỡi cá chép về trời
(Hình: http://sac-khong.blogspot.com)
Những ngày cuối năm thật là bận rộn. Ngày hai mươi ba tháng chạp bà con người Việt mình làm LỄ ĐƯA ÔNG TÁO. Ông TÁO là vị Thần cai quản
trong nhà chúng ta. Ông TÁO là người mà trong tâm tưởng chúng ta là người thân cận, lúc nào cũng chăm lo cho chúng ta bữa ăn, cái mặc trong nhà, vui buồn với chúng ta quanh năm, trọn tháng. Ông TÁO quan-sát cách sống của chúng ta. Chúng ta đưa Ông về Trời để Ông báo cáo sinh-hoạt của chúng ta và Ông xin với Ngọc Hoàng cho chúng ta sang Năm Mới được nhiều điều tốt đẹp.
Lễ vật đưa Ông TÁO hầu hết là Mứt Thèo Lèo, bình hoa, dĩa trái cây, chén chè. Phần đông bà con Việt-nam thường đưa Ông TÁO vào buổi chiều của ngày Hai Mươi Ba tháng Chạp.

Lễ Giao-Thừa

Cúng Giao Thừa trước của nhà(Hình : http://www.tamnhuago.com)
Tất cả mọi việc trên đời đều đi từ khởi đầu cho đến lúc kết cuộc, thời-gian cũng thế. Năm Mới bắt đầu vào lúc Giao-Thừa đồng thời cũng chấm hết cho Năm Cũ. Thời điễm giao thoa giữa cũ mới nầy Ông Bà mình gọi là Trừ-Tịch, và lễ GIAO-THỪA được tất cả mọi người Việt-Nam kính cẩn đón chờ. Theo phong-tục ngàn xưa để lại, bàn thờ Giao-Thừa được đặt trước sân nhà. Lễ phẫm thnhị soạn gồm: Trái cây, Bánh chưng, Bánh Tét, Mứt, Bình hoa.
Ca dao Việt-Nam hát rằng:
"Mỗi năm mỗi thắp đèn Trời.
Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con"
Nên bàn thờ Giao-Thừa không thể thiếu đôi đèn. Dĩa Muối,Gạo tượng trưng hai loại thực-phẫm tất yếu cũa con nguoừi cũng hiện-diệntrên bàn thờ để cầu xin năm mới được mùa. Trái dừa tươi được khai miệng trước giờ Giao-Thừa vài phút. Người Việt chúng ta tin rằng ngày TẾT thiêng liêng và nước của trái dừa rất tinh-anh sạch sẻ, nên dâng cúng Tỗ Tiên, Trời Đất là đúng nhất.
Ông Bà chúng ta nói rằng: Vì cuối năm vị Quan coi sóc trần gian rất là bận rộn, không thể nào vào nhà của mỗi gia-đình vì thế bàn thờ phải nên đặt ngoài sân trước thềm nhà cho Quan Ngài dễ thấy. Vị Quan đó tên gọi là Quan Hành-Khiển.
Ngày nay, Lễ GIAO-THỪA cũng được các tôn-giáo: Thiên-Chúa-Giáo, Phật-Giáo cử hành long-trọng vì ý- nghĩa thiêng-liêng của thời điễm giao-hòa vạn-vật.

Chúc Tết

Bao lì xì
(http://www.oldshanghaionline.com)
Người Việt chúng ta là một dân-tộc hiền hòa thấm nhuần lễ-nghĩa. Ngày TẾT là dịp để chúng ta thăm viếng Ông Bà Cha Mẹ Thầy Cô các bậc Trưởng Thượng qua câu ca dao tràn đầy ý nghĩa:
"Mồng Một là ở nhà Cha
Mồng Hai nhà Mẹ, Mồng Ba nhà Thầy"
Sau phần Chúc TẾT có tiết-mục Mừng Tuổi và Lì Xì cho các em bé. Tiết - mục nầy rất được các thành viên nhí trong gia-đình ham thích và chờ đón.
Nhìn các cháu bé, lẫm đẫm, súng sính trong bộ áo mới vòng tay bập bẹ câu Chúc Tết Ông Bà Cha Mẹ, reo mừng khi nhận được bao giấy đỏ. Chúng ta không thể không bồi hồi xúc động và âm vang ngày thơ bé nhè nhẹ quay về trong làn khói hương nghi ngút.
Chúng ta tạm quên đi những phiền toái của cuộc đời, cùng nâng ly chúc nhau:
"Năm Mới nhiều An-Bình,
nhiều Sức Khỏe
và Quê-Hương sớm giải trừ ách nạn Cộng Nô"

TrăngLongThành
Xuân Quý Tỵ 2013

1 comment :

  1. Weo-câm Trăng Long Thành tới với Blog Việt Luận. Tui đọc thơ của cô trên báo và chờ nhiều bài khác do cô viết trên blog Việt Luận.
    Viết blog cho vui, nghen cô.
    OG3T

    ReplyDelete

Xin bạn đọc nhấp mouse vào khung trống và cho ý kiến.