Thursday 24 January 2013

Hệ thống computer điều khiển Australian Open


Giải Úc Mở Rộng (Australian Open) là một trong bốn đại giải Tennis thế giới. Trong hai tuần lễ hiện nay chúng ta thưởng thức nhiều đường banh của hảo thủ thế giới và ai ai cũng biết để tổ chức giải Mở rộng lớn như Australian Open phía hậu trường thật là bận rộn.

Méo mó nghề nghiệp,  Hồng Lĩnh chỉ xin nói về hệ thống computer đằng sau sân banh nỉ tại Melbourne.

Trong 14 ngày này, chúng ta trố mắt nhìn vào sân bằng plastic màu xanh tại Rod Laver Arena và theo dõi hảo thủ thế giới tung hoành trong vài chục thước vuông. Khán giả đâu ngờ sân ấy rỗng bụng: ngay bên dưới sân màu xanh là tổng hành dinh của hệ thống Computer. Hệ thống computer này do IBM đảm trách.

Năm nay đánh dấu 20 năm hợp đồng giữa IBM và Tennis Australia. IBM chịu trách nhiệm cũng cấp toàn bộ dịch vụ computer kể cả viết trang web (http://www.australianopen.com/). Từng chi tiết trong đại giải Australian Open được IBM thu thập rồi chuyển lên Mây (on Cloud). Dữ kiện này được ba máy chủ tại ba trung tâm phân tích dữ kiện (datacentres) đặt tại Hoa Kỳ phân tích. Năm nay IBM còn dùng computer để theo dõi phản ứng của các cư dân mạng trước từng đấu thủ và từng trận đấu. Khi có một cư dân mạng cho lời bàn trên Twitter hay các mạng xã hội khác, lập tức computer của IBM ghi nhận và chuyển lên Australian Open's Social Leaderboard để phân tích. Thế là đấu thủ nào được ưa thích hay bị chê bai đều được ghi vào kho dữ kiện. Khán giả có thể theo dõi Social Leaderboard tại http://www.australianopen.com/en_AU/fancentre/social/index.html
Sáng sớm 25/1/13 , HL ghé vào bảng sắp hạng hảo thủ được cư dân mang mộ mến thì biết được mộ mến nhất trong giải Úc mở rộng năm nay là cô Serena Williams. Kế tiếp là anh Novak Djokovic và thứ ba là "thằng" Nicolas Almagro...
Khi Australian Open kết thúc, IBM sẽ sắp hạng các đấu thủ vào chỉ số có tên là Social Sentiment Index. Như thế đấu thủ tham dự Australian Open cũng được chấm điểm như minh tinh màn bạc khi tham dự giải Oscars.
***
Trước mỗi trận đầu, chúng ta thường được giới thiệu về đấu thủ. Các chi tiết này do IBM thu thập và cung cấp. Điều chúng ta thấy chỉ nhằm vào thông tin và quảng cáo. 

Còn với các nhà bình luận thể thao và nhân viên điều khiển tranh đấu, IBM còn cung cấp chi tiết về từng đấu thủ trong các trận đầu trước đó, gọi là Key Performance Indicators (KPI). Căn cứ vào KPI người ta đoán trước kết quả của từng trận đấu.

Phía trong sân banh nỉ là phòng tin tức dành cho báo chí. Phòng này kê 300 máy computer có màn ảnh lớn cho phóng viên lấy tin. Các máy computer này lấy hình từ hệ thống IPTV đặt chung quanh sân banh nỉ, giúp cho phóng viên theo dõi trực tiếp trận đấu hay có thể quay trở lui để phân tích đường banh. Các thước phim này còn được nhiều huấn luyện viên dùng để tập luyện "" của mình cho các trận đấu trong tương lai. Trong kho của Tennis Australia đang chứa 50TB dữ kiện liên quan đến các đấu thủ và trong hai năm nữa kho này sẽ chiếm lên đến 200 TB.

IBM còn giúp trọng tài thêm phần phân minh bằng một chiếc computer nho nhỏ gắn bên ghế trọng tài. Tiếng lóng của dân computer tại Australian Open gọi máy này là Chump. Trọng tài ghi điểm và các chi tiết khác của trận đấu vào Chump. Chi tiết từ Chump chuyển về tổng hành dinh computer và chiếu lên các màn ảnh được gắn bên trong và bên ngoai Rod Laver Arena. Vì có quá nhiều bức tường bê tông dầy cộm bên trong các sân banh nỉ tại Melbourne nên IBM không dùng hệ thống Wi-Fi để chuyển dữ kiện từ Chump về tổng hành dinh. Thế là bên dưới sân banh nỉ ở Melbourne, IBM phải chạy 35 cây số đường dây.

Đặc biệt, hệ thống Hawk-Eye ( Mắt diều hâu) còn giúp trọng tài bớt bị đấu thủ "chửi" vì đấu thủ có thể "kiện" khi nghi ngờ bị một trong 380 nhân viên "lượm banh" kêu sai. Hawk-Eye tại Melbourne bao gồm 10 máy quay phim gắn chung quanh sân. Khi đấu thủ đánh trái banh tất cả 10 máy đều quay phim ở 10 góc độ khác nhau và chuyển dữ kiện về tổng hành dinh computer. Máy computer vẽ ra đường banh. Khi có đấu thủ kiện, computer lập tức chiếu đường banh lên màn ảnh giữa thanh thiêm bạch nhật. Ngày nay, không những Tennis mà nhiều môn thể thao khác như criket, bóng rỗ và bóng chuyền đều dùng Hawk-Eye.

Hawk-Eye được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2005 tại New York. Năm sau , Autralian Open dùng Hawk-Eye. Ngày nay, Hawk-Eye được sử dụng tại các đại giải Wimbledon, Australian Open, US Open và nhiều giải nhỏ khác như Hopman Cup tại Perth.
Tuy nhiên, Hawk-Eye vẫn là sản phẩm của con người nên có khi trúng có khi trật. Năm 2007 tại Dubai danh thủ Rafael Nadal kiện trái banh bị la là "out" . Khi Hawk-Eye chiếu hình thì banh "out" chỉ 3 mm. Nadal chịu thua. Sau này, người ta biết rằng Hawk-Eye có thể sai đến 3.6 mm nên có lẽ Nadal bị oan. Cũng năm 2007, tại đại giải Wimbledon, Nadal vào chung kết với Federer. Nadal uýnh banh và bị la là "out". Nadal kiện. Hawk-Eye chiếu hình thì banh chỉ dính đường vạch vài sợi lông! Federer thấy vậy đòi trọng tài tắt Hawk-Eye nhưng trọng tài không chịu.

Tại Australian Open năm 2009, Roger Federer đụng Tomáš Berdych. Berdych kiện trái banh bị la là "out". Trọng tài cho bật Hawk-Eye lên. Nhưng Hawk-Eye không ... wợt!

Hồng Lĩnh

3 comments :

  1. Những điều đại ca HL phân tích ở trên cũng là những điều mà mọi người say mê các môn thể thao đều cảm thấy nhẹ nhõm , fair play, tuyển thủ John McEnroe một người nổi tiếng là nóng tính thường gây gỗ chửi bới trọng tài chỉ vì mấy trái banh bắt tầm bậy tầm bạ, nếu là bây giờ có lẽ ông ấy phải tâm phục khẩu phục hoặc hài lòng và có thể bệnh nóng tánh của ông ấy sẽ được điều trị tốt mà thôi

    ReplyDelete
  2. Hệ thống Hawk-eye đã được sử dụng trong bộ môn cricket ,bóng rổ,bóng chuyền thế tại sao họ không dùng trong bóng đá (Soccer) .Bộ môn bóng đá cũng có rất nhiều vận động viên chơi ăn gian rất là tinh vi .Cũng có nhiều cầu thủ bị lảnh thẻ đỏ oan uổng mà không thể khiếu nại !!!

    ReplyDelete
  3. Xin đưa tin: vòng chung kết bóng tròn 2014 tại Brasil sẽ dùng Hawkeye và Goalref để coi banh lọt lưới hay chưa. FIFA cho biết 12 sân tại Brasil sẽ gắn hai hệ thống "ghi bàn" này. Hy vọng tại Brasil 2014 sẽ không xảy ra lầm lỗi như trọng tài Frank Lampard. Trong vòng chung kết năm 2010, trọng tài Frank Lampard cho rằng đội Anh chưa đưa banh vào lưới đội Đức. Nhưng khi chiếu video lại thì thấy banh đã qua lằn ranh và bật ngược trở lại! Trong trận này, cuối cùng Đức thắng Anh 4-1 và rủ áo ra về. Oan ơi ông Địa!

    ReplyDelete

Xin bạn đọc nhấp mouse vào khung trống và cho ý kiến.