Tuesday 16 October 2012

Nghèo rớt mồng tơi


Người VN mình ai cũng biết "Nghèo rớt mồng tơi " là ... rất nghèo.

Nhưng tại sao có thành ngữ này, xin quý cao nhân nào giải thích hộ ?




(Bài này do Anomynous gởi lên trang  ‘Đó hỏi, đây đáp’. 
OG bỏ trang đó nên cọp-bi và chuyển sang chỗ này)
Mời bà con trả lời bằng cách bấm mouse vào chữ Comment hay bấm vào đây.

5 comments :

  1. Nào ta nghe Mạnh Đình kể lễ.
    Chàng quen được một cô nàng .
    Cô nàng thỏ thẻ:
    'Em nói rằng yêu nào kể giàu nghèo,
    Chỉ mong sao ta được mãi gần nhau.
    Nghèo mà yêu nhau mãi thôi, nghèo mà ta luôn có đôi,
    Ước mơ đon sơ vậy thôi!

    Nhưng chàng coi bộ ngờ ngợ vì còn ‘tay trơn’ và ‘Nhọc nhằn lo toan áo cơm, bọt bèo thân tôi gối rơm’
    nên tiếp tục nghi ngờ
    ‘Biết ai chân thật với mình’.
    Đúng thế , một hôm em thơm đã lăng lẽ rời chàng nghèo...
    '... mà chẳng một lời,
    Vì đời tôi luôn nghèo rớt mồng tơi.
    Đời nghèo không ai hỏi han, tình nghèo ôi luôn vỡ tan,
    Thế gian ai bạn với mình?

    Tôi nghe bốn chữ ‘nghèo rớt mồng tơi’ mà thấy tình đời quả là ... vỡ đôi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hội Người Già USA18 October 2012 at 17:31

      Theo tôi được biết đây không phải là ca dao hay thành ngữ mà chỉ là một câu nói ví von trong dân gian mà thôi. Thường thì cây rau mồng tơi hay trổng trên giàn hoăc hàng rào, nhà quá nghèo làm gì có đất có cây để làm giàn nên đành để mổng tơi mọc tràn dưới đất nên mới gọi là rớt mồng tơi. Mong rằng lời giải thích này hợp lý

      Delete
  2. Đó là hình ảnh chiếc áo tơi, là đồ dùng che mưa, che nắng của bà con nông dân từ Thanh Hoá đến Nghệ Tĩnh. Khi áo hỏng, rách nát, lá rớt xuống thì phần trên của áo là "mùng tơi" vẫn còn. Nhà nghèo thì cứ khoác mãi cái "mùng tơi" mà đi làm đồng che mưa, che nắng.

    Thực ra, không chỉ nông dân vùng Thanh Nghệ mới dùng áo tơi, mà nông dân đồng bằng Bắc Bộ cũng dùng áo tơi. Khi ra đồng, áo tơi che mưa nắng và chắn cả rét. Áo khoác có thể xoay che xung quanh thân người "Gió chiều nào, che chiều ấy". Ở Hà Tây, làng Chuông thuộc huyện Thanh Oai làm nón và có làm cả áo tơi. Người ta vẫn gọi là cổ áo, thân áo. Thân áo có phần làm bằng mo nang. Ở ngoài và phần dưới là các lớp lá được khâu bện rất bền, rất chặt. Áo tơi mặc lâu chỉ có mòn dần, cùn đi chứ khó mà rơi, mà rớt xuống được. Áo tơi cũ mòn, ngắn lại thì để cho trẻ con đi chăn trâu hoặc bắt tôm cá mặc che mưa rét nhất là trong những ngày đông lạnh.
    Trích từ :http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20100225235814AAx9BiJ

    MH

    ReplyDelete
  3. Cô Bảy Cái Mơn28 March 2013 at 07:36

    Tôi vào mục Đề Tài và tình cờ ghé tới chỗ này. Tôi gởi thử gởi câu hõi mong có người trả lời. Gần tới Easter, thấy trong siêu thị bán nhiều chocolate hình trái trứng và hình con thỏ. Sau lại hai hình này hén?
    Cô Bảy Cái Mơn

    ReplyDelete
  4. Chưa thấy ai trả lời nên nhờ "ông thầy Google" tìm dùm.
    Từ xưa thỏ đã được coi là biểu tượng cho sự sinh sản do đặc tính đẻ lứa của chúng nên hình ảnh thỏ đã được dùng trong các lễ hội chào đón mùa xuân, mùa hoa cỏ sinh sôi, bắt đầu cuộc sống mới.
    Do người La Mã tin rằng "Cuộc sống khởi nguồn từ quả trứng" và trẻ em tin rằng thỏ đẻ trứng trong các đám cỏ nên đã có trò chơi săn tìm các quả trứng. Sau này tín đồ Thiên Chúa giáo cũng tin rằng trứng là hạt giống của sự sống nên coi đó như biểu tượing của sự phục sinh của Chúa Giê-su. Kết hợp giữa tập tục xưa với niềm tin tôn giáo chú thỏ Bunny và những trái trứng đã là biểu tượng không thể thiếu được trong mùa lễ Phục Sinh.

    ReplyDelete

Xin bạn đọc nhấp mouse vào khung trống và cho ý kiến.