Sunday 21 October 2012

Du học sinh được định cư...



Nhân OG3T đề cập chuyện du học sinh được định cư sau khi học xong....Tôi xin tiếp ý kiến OG thế nầy.
Xét kỹ đây là 1 chính sách thật hay của chánh phủ Úc. “Kế hoạch 10 năm trồng cây, kế hoạch trăm năm trồng người” (1)(của người xưa và bị người khác chôm làm của mình). Nếu một em bé (quốc tịch Úc) được sinh ra là được chánh phủ tài trợ ngay. Nếu em tiếp tục học đại học thì còn được lãnh một số trợ cấp cho đến khi học xong... Phí tổn nuôi một công dân dân Úc cho đến khi thành tài khá tối kém...

Ngược lại, khi một du học sinh khi đến Úc học, họ phải đóng khá bộn Đô la mỗi năm.(2) Học xong nếu xin được việc làm là bắt đầu đóng thuế lại cho chánh phủ. Trước tiên phải có việc làm, thứ đến mới xin định cư. Mà nước Úc đang cần nhân lực có tay nghề cao kia mà. Đa số các du học sinh nếu họ học đến nơi đến chốn, đều có bằng cử nhân hoặc tiến sỹ. Họ là nhân tài rất có lợi cho nước Úc mà chánh phủ không tốn nhiều tiền khi phải nuôi họ ngay từ bé tí teo.

Thêm nữa, một yếu tố vô cùng quan trọng về dân số của Úc là: Dân số úc càng ngày càng lão hóa. Theo thống kê 2009 của sở thống kê Úc, đến năm 2056 cứ 4 người Úc thì có 1 người ở tuổi 65 hay cao hơn.(One in four Australians will be aged 65 years and over by 2056). Đó cũng là một sự khó khăn cho chánh phủ. Nhưng nước Úc còn may mắn, đất rộng, còn nhiều tài nguyên khoáng sản; còn có phương cách giải quyết về dân số. Nhận thêm di dân và di dân có học lực cao được ưu tiên!!! Chỉ tội nghiệp cho các nước nghèo mất “chất xám” !

So sánh với Nhật bản, dân số Nhật đang có vấn đề. Tử xuất cao hơn sinh xuất. Và Nhật không có chính sách nhận di dân. Thế nên dân số giảm một cách đáng ngại.(nguồn www. abc.net).

Tưởng rằng: Úc nhận du học sinh thành tài ở lại đây lập nghiệp thì không khác gì gia đình chúng ta mở cửa đón "con dâu" mới vào nhà. Con dâu này là con không do mẹ cha sinh đẻ nhưng theo lễ cưới của người Việt thì chính "mẹ chồng" đích thân đón vào nhà.

BEN TRẦN

(1) "Bách niên chi kế mạc như thụ Nhân ; Thập niên chi kế mạc như thụ mộc"'

 (2) Chỉ nói đến học phí đóng cho nhà trường:
- Học tiểu và trung học: từ $AU 6,000 đến $AU 30,000 / năm
- Học chương trình cử nhân: từ $AU 14,000 đến $AU 35,000 / năm
- Học chương trình sau cử nhân: từ $AU 15,000 đến $AU 36,000 / năm


Bạn đọc có thể đăng bình luận của mình
bằng cách bấm mouse vào đầu đề
"Du học sinh được định cư..." của bài này. 

6 comments :

  1. Thùy Dung ( QLD)21 October 2012 at 08:48

    Vâng , những điều anh nói thật hợp lý, nhưng là hợp lý với một số công dân chân chính mà thôi, hiện nay tôi thấy có một số khá đông con ông cháu cha của bọn cán bộ , bỏ tiền qua đây để chơi nhiều hơn học, nếu bà mẹ chông Úc mà đích thân đón mấy cô còn dâu nửa người nửa ngợm này vào nha thì họa nhiều hơn là phước.anh nghĩ có đúng không ?

    ReplyDelete
  2. Cám ơn chị góp ý . Nếu chơi nhiều hơn hoc thì sẽ không kết quả, không lảnh bằng ; Có bằng ,có việc làm thì việc xin định cư mới xuông sẻ chứ .Tuy nhiên mọi việc đôi khi cũng có những ngoại lệ...có tốt, có xấu .

    Ben Tran

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thùy Dung ( QLD)22 October 2012 at 07:48

      Cám ơn bài viết của anh, cũng còn nhiều bức xức về vấn đề này, thật ra bọn cán ngố ở VN chọn con đường du học cho con họ , sau đó ăn chơi và kết hôn giả để lấy PR sau đó là phá làng phá xóm, cuối cùng thì bà mẹ Úc cũng phải nhận đứa con dâu ngỗ nghịch này mà thôi.Đương nào cũng đi đến La Mã. Học cũng được định cư mà không học cũng được định cư al2 thế đấy anh ạ

      Delete
    2. Bức xúc ít ít thôi,đời sống quanh ta có thể còn nhiều vấn đề quan trọng hơn . Vấn đề chị nêu ra có thật ,tuy nhiên ngoài khả năng giải quyết của chúng ta .Thí dụ chính phủ Úc đã phanh phui công ty in tiền Securency của Úc hối lộ các viên chức VN để thắng hợp đồng in tiền . Có bằng chứng rành rành...Thế rồi đâu vào đấy.
      Theo chủ trương viết cho vui của OG3T , có vài vấn đề chúng ta cũng nên tạm chấp nhận biết cho vui, bởi chúng ta không có khả năng làm hoán chuyển tình hình .

      Ben Tran

      Delete
  3. Cảm ơn chú Trần về bài viết hay. Cháu hoàn toàn đồng ý với chú.

    Gởi Ms. Thùy Dung, nếu vì má chồng sợ cưới nhầm dâu ngỗ nghịch thì đành bỏ lỡ hôn nhân của con trai sao? Hãy để cho anh chàng (Department of Immigration & Citizenship) tự quyết định nhé.

    Một ví dụ của cá nhân: Ba má và quê nhà nuôi tôi lớn và cho tôi bằng kỹ sư, vay mượn tiền họ hàng để trả cho trường ĐH Úc để lấy bằng Thạc Sĩ, chưa ra trường đã đi làm và đóng thuế... cho Chính Phủ Úc (Ba mẹ và quê nhà chưa được gì cả nhé). Sau 1 năm kinh nghiệm cộng với chi phí thi cử IELTS, luật sư, hồ sơ này nọ (cũng một phần trong kế hoạch của Chính Phủ Úc thôi) thì có PR, vẫn đang tiếp tục vừa đóng thuế vừa gom góp trả nợ học phí (Ba má và quê hương vẫn chưa được đền đáp gì cả). Rồi ăn ở, xe cộ, sinh hoạt phí bằng tiền kiếm được cũng "bơm" trở lại nền kinh tế Úc, một vài năm nữa lại có nhu cầu mua nhà cửa, sinh con đẻ cái, tiền bạc cuối cùng cũng ở lại Úc, tạo thêm demand, kích thích supply của kinh tế Úc.

    Khoan hãy nói lợi ích về mặt chính trị nhá. Tại sao ngày xưa có phong trào Duy Tân, đưa học sinh đi nước ngoài học? Ở lại cũng được, về cũng được, cũng sẽ có ích về lâu dài cho đất nước. Càng có nhiều người mở mang tri thức và nhận ra điều tốt xấu càng có lợi ích.

    Không có lựa chọn nào là hoàn hảo, chỉ có lựa chọn tốt hơn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ms Thùy Dung,cô biết cháu không thích đám con của cán bộ mượn đường du học đê kiếm PR, tuy nhiên đây chỉ là một số rất nhỏ,khi đã có PR là họ sẽ trở về VN để dựa vào cha mẹ, họ chẳng dại gì ở đây đâu cháu ạ, con đường cho du học sinh được định cư sau khi hoàn thanh khóa học là một con đường rất tốt của chính phủ,họ đã giúp những đứa trẻ hiếu học có một tương lai tốt đẹp hơn, nếu nền giáo dục VN cũng như nền giáo dục thế giới hẳn đất nước chúng ta đã chẳng bị chảy máu chất xám, hơn nữa hiện nay cho dù họ có hoàn thành tốt nghiệp tại VN cũng chưa chắc có thể tìm được việc làm . Vì vậy mà thật sự đồng ý với chuyên bà mẹ chồng Úc nắm tay con dâu VN vào nhà, tốt hay xấu vợ chồng họ sống với nhau vài năm mới biết,trước mắt bà mẹ chồng bao dung Úc có cháu để bồng ẳm cho vui nhà vui cửa đã , có đúng không ?

      Delete

Xin bạn đọc nhấp mouse vào khung trống và cho ý kiến.