dxt.
Boston là thủ phủ của tiểu bang Massachusetts ở Hoa Kỳ. Được thành lập năm 1630, Boston là một trong những thành phố cổ xưa nhất và có ảnh hưởng lớn đến văn hóa và thể thao của Mỹ quốc.
Năm nay là lần kỷ niệm năm thứ 238, ngày Patriots’ Day (Ngày Ái Quốc, vinh danh lòng yêu nước) của thành phố Boston. Như thông lệ, một cuộc thi chạy ‘marathon’ được tổ chức với hàng chục ngàn người từ khắp nơi, trong nước Mỹ và cả nước ngoài đến tham dự. Sự kiện thể thao này trở thành truyền thống đáng gìn giữ không những cho thành phố Boston mà cho toàn nước Mỹ.
N
hưng kinh hoàng thay, ngày thứ hai 15 tháng 4 năm 2013, trước 3 giờ chiều giờ đông bộ Hoa Kỳ, hai trái bom đã phát nổ cách nhau khoảng 10 giây nơi mức đến của cuộc đua và đã biến nơi đây thành bãi chiến trường. Máu loang lổ khắp nơi, người bị thương nằm la liệt!
Dù khói bom chưa tan hết, nhân viên cứu cấp, có mặt trước tại cuộc đua, đã bất chấp hiểm nguy còn rình rập, đổ xô đến tiếp cứu và đưa những người bị thương đến bịnh viện.
Một cảnh tượng kinh hoàng đầy máu và nước mắt làm khắp nơi trên thế giới người xem truyền hình không thể nào ngăn được xúc động !
Theo các chuyên gia về vũ khí, bước đầu, cho biết: mặc dù được chế tạo tại nhà (home-made bomb)nhưng nó vận hành tương tự như một quả mìn ‘claymore’ mà các đơn vị quân đội thường sử dụng ở chiến trường nhằm chống lại biển người. Quả bom có chứa chất nổ, mảnh kim loại bén, những hòn bi nhỏ bằng sắt, nén trong một nồi áp suất làm bằng inox (thép không rỉ) dùng để nấu ăn trong gia đình (dung tích 1.6 gallon tương đương với 6 lít), được sát thủ bỏ trong một cái túi xách bằng nylon màu đen, đặt cạnh một thùng bỏ rác ven đường, gần mức đến.
Ngoài ra, hai vụ nổ này còn làm bị thương hơn 183 người khác và nhiều người đang ở trong tình trạng trầm trọng đến nỗi em gái vừa lên 6 tuổi của Martin Richard phải cưa chân và mẹ em, Denise, cũng bị thương ở đầu rất nặng. Cả một gia đình tơi tả, tan tác sau vụ đánh bom. Martin Richard, một đứa bé yêu hòa bình, chống bạo lực đã từng viết trên bảng trong trường cháu theo học là: “No hurting people, Đừng giết hại con người!”Giờ thì em đã chết vì bạo lực mà em đã từng kêu gọi những kẻ thủ ác hãy dừng tay lại! Hỏi làm sao không khiến những người thiện tâm trên toàn thế giới không đau xót cho được? Hai cô gái còn rất trẻ và một cháu trai chỉ vừa lên 8 tuổi phải chết mà không biết tại sao? Hay mình đã làm nên tội tình gì mà phải chết một cách thảm khốc như vậy? |
Martin Richard, 8 tuổi, không trở về nhà nữa. (Hình stuff.co.nz.
|
Hai cô gái còn rất trẻ và một cháu trai chỉ vừa lên 8 tuổi phải chết mà không biết tại sao? Hay mình đã làm nên tội tình gì mà phải chết một cách thảm khốc như vậy?
Bạn bè của hai cô gái: một người Hoa, một người Mỹ đã chia sẻ nỗi đau xót, lòng nuối tiếc tất cả người đã chết và cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân.
"Wish there's no pain in heaven! May the girls rest in peace!
Không còn nỗi đau đớn trên thiên đường! Mong hai em hãy yên nghỉ!”
Còn hàng xóm của gia đình chú bé Martin Richard chua xót, đau đớn nói rằng:
“Từ nay cháu không về nhà được nữa rồi!
That little boy will never come home again!''
Ai nấy cũng đều rơi nước mắt!
***
Vậy mà tên Mohammad al-Chalabi, cầm đầu một nhóm khủng bố gọi là Jordanian Muslim Salafi, đã nói:
“Tôi lấy làm vui sướng khi thấy nỗi kinh hoàng ở Boston,
I am happy to see the horror in Boston” (theo tờ Washington Post).
Y còn nói rằng:
“Máu của người Mỹ không quý giá hơn máu của người Hồi Giáo,
American blood isn’t more precious than Muslim blood” và rằng:“Hãy để cho người Mỹ phải chịu đau đớn như chúng tôi đã chịu khi quân đội các người chiếm đóng Iraq và Afghanistan và giết chết dân tộc chúng tôi,Let the Americans feel the pain we endured by their armies occupying Iraq and Afghanistan and killing our people there.”
T
hử hỏi một cháu bé chỉ mới vừa lên 8 tuổi đã biết kêu gọi hòa bình, cùng hai cô gái đang tuổi thanh xuân, tràn đầy nhựa sống mà cuộc đời bị cắt ngang một cách bất ngờ như thế này cùng hơn 183 nạn nhân, có cả các trẻ thơ chưa hề biết hận thù là gì mà giờ đây bác sĩ phải cưa chân, cưa tay các em để hy vọng các em còn sống sót! Các em thơ này đã làm nên tội tình gì?
Tiếng kêu gọi ‘máu trả máu’ của loài quỷ dữ làm phẫn nộ những người công chính trên toàn thế giới.
Tổng Thống Mỹ Barack Obama thề quyết đưa hung thủ ra trước công lý để xét xử về vụ khủng bố đáng ghê tởm này!
Bom nổ ở Boston mà ở Melbourne và toàn Úc Châu lòng chúng ta rúng động. Xin gởi lời cầu nguyện cho những người đã nằm xuống và cầu chúc cho những người đang đau đớn trong bịnh viện vì những vết thương do bom nổ gây ra mau bình phục.
T
hế giới này sẽ tốt đẹp hơn nếu tất cả chúng ta quyết liệt và nhứt định nói không với chủ nghĩa khủng bố! Điều cực kỳ phi lý là bọn khủng bố thường nhân danh những điều tốt đẹp… mà lại nhẫn tâm giết hại những người vô tội! Từ già tới trẻ!
Em Martin Richard, Krystle Campbell và Lu Lingzi không về nhà nữa rồi! Nhưng cái chết của các em làm chúng ta hiểu hơn, yêu hơn về cuộc đời đẹp đẽ biết bao nhiêu, đáng cho chúng ta trân quý biết bao nhiêu. Những người thiện tâm và công chính trên toàn thế giới sẽ hiệp lực lại truy đuổi và đem bọn khủng bố tàn ác, dã man này ra trước cán cân công lý để đền tội. Lúc đó những nạn nhân đã bỏ mình một cách oan ức này mới có thể yên nghỉ trên chốn thiên đường!
đoàn xuân thu.
melbourne
Vâng, xin cầu nguyện cho tất cả những linh hồn vô tội đó được bình yên mãi mãi, và sự hy sinh của họ chính là tiếng nói vang dội khắp thế giới về sự tàn ác của những kẻ khủng bố hèn nhát, không dám đương đầu với quân đội Hoa Kỳ mà đem những sinh linh vô tội lót đường cho bọn quỷ dữ
ReplyDelete"Bom nổ ở Boston mà ở Melbourne và toàn Úc châu lòng chúng ta rúng động" tôi cũng cùng cảm nghĩ với tác giả. Chúng ta phải quyết liệt và nhứt định nói không với chủ nghĩa khủng bố .
ReplyDeleteSáng nay tôi vừa nhận được email từ anh Tư Điên,người bạn văn nghệ trong blog chúng ta, anh có một người bà con bị thương nặng trong vụ nổ tại Boston . Còn một người cháu nữa đang bị mất liên lạc vì vụ nổ tại nhà máy phân bón ở Texas . Xin chia sẻ nổi xót xa cùng anh Tư.