Chuyện đặt tên và dùng tên là chuyện
dài nhiều tập, nếu bỏ qua cảm thấy hơi uổng...
Trong nước mỗi vùng dùng tên gọi
khác nhau cho các loài cây cỏ, hoa quả. Miền Nam gọi khác. Miền Bắc gọi khác.
Vùng kêu trái khóm; vùng gọi là quả thơm. Rồi
còn quả
ngô, trái bắp...Nếu soạn ra chắc cũng được như một quyển từ điển nho nhỏ….
***
Bàn rộng ra, các tay nhà báo đặt tên
nghe hay ghê lắm nhe quí vị. Thí dụ: chữ “Torpedo” là tên của quả đạn bắn ra
từ tàu ngầm và đi rất nhanh. Ở Úc có tay bơi rất nhanh, nhiều lần vô địch thế
giới, tên là Ian Thorpe. Nickname của chàng nầy là Thorpedo. Đọc giông giống
như Torpedo. Hễ mỗi lần chàng đoạt huy chương vàng là báo chí đưa lên trang
nhất và gọi chàng ta là “Torpedo”, ý là bơi nhanh như quả đạn bắn ra từ tàu
ngầm !!!
Về lãnh vực nghề nghiệp, các ông
Ăng-lê đặt tên cũng dễ hiểu. Thợ bạc là Goldsmith.Thợ đồng là Coppersmith. Thợ
đóng giầy là Shoesmith....
Khó hiểu nhất là các ông khí tượng
học. Chữ Tsunami nguồn gốc từ Nhật Bản. Các ông khí tượng lấy luôn chữ nầy để
chỉ các cơn sóng thần...Bây giờ mọi nơi đều dùng chữ nầy để chỉ sóng thần. Ít thấy dịch qua tiếng địa phương. Tuy nhiên chữ “storm:
cơn bão" làm cho ta suy nghĩ không ít. Ở Úc khi họ nói storm, có thể họ chỉ mưa lớn, hơi nặng hột....Khi
chỉ các cơn bão lớn có thể gây thiệt hại nhà cửa, nhân mạng thì khác nhau tuỳ nơi... Úc dùng chữ Cyclone (hay Tropical Cyclone),
châu Á dùng chữ Typhoon, Mỹ dùng chữ Hurricane.
Thật là rắc rối.!!
Còn một tên khác làm nhiều người dỡ
khóc dỡ cười. Đó là “condom”. Ở Úc ta dùng chữ condom để chỉ áo mưa
ngừa thai. Ở Mỹ họ dùng chữ “rubber”. Mà ở Úc đôi khi "rubber" còn ám
chỉ cục gôm (eraser).
Tôi nhớ một chuyện trong lớp học Anh
Văn của hãng BHP tại Newcastle. Thời đó khoảng 1982, BHP làm ăn rất phát đạt.
Họ thu nhận nhân công di dân rất nhiều, trong đó có cả người Việt Nam. Họ mở
ra các lớp học Anh văn, ai muốn học cứ ghi danh. Mỗi ngày học 2 giờ sau giờ
làm việc, đi học vẫn được trả lương...Tuần lễ học 3 ngày, và trong lớp có một cô giáo người Úc, một cô người Việt. Mấy ông
vô học, học thì ít mà phá thì nhiều...Một hôm nọ, bắt đầu giờ học cô giáo kêu
một học viên hôm qua vắng mặt.
- Hôm qua có buổi thi, cậu vắng mặt,
hôm nay theo tôi sang phòng bên cạnh, ngồi riêng làm bài thi...đi theo tôi...có
viết, có rubber chưa?
- Dạ em chưa có rubber....
Hai ba thằng quỉ ở dưới lại chen
vô...
- Đi theo cô giáo phải đem theo rubber nhe em...
Rồi chàng kia móc ra 3,4 cái condom
đưa ra cho em học trò vắng mặt hôm qua... Còn ông khác thì ngồi dưới mà ngâm
nga:
“ Cô giáo nhìn em cô giáo cười,Em còn nhỏ lắm cô giáo ơi.Áo mưa chưa biết dùng sao nữa?Chỉ dẫn dùm em nếm sự đời... ”
Cô giáo không biết độn thổ nên đành
thúc thủ mà xoay mặt đi nơi khác....
***
Trở lại cách đặt tên.
Theo một bài báo tôi đọc được vài năm
về trước, thiếu tá Condom, ở tận bên Anh, đã phát minh ra chiếc áo mưa ngừa
thai cho đàn ông. Ông không biết đặt tên là gì, sau đó các bạn bè cứ kêu đại là
condom... Chắc các ông không khi nào thích lấy tên mình đặt cho áo mưa ngừa
thai đâu !
One born every minute (đang chiếu trên SBS) |
Để chỉ Y tá hộ sản người Tây phương
dùng từ “midwife”. Nghe nó thanh tao vô cùng, ý nghĩa vô cùng... Người chồng và
người vợ cho ra đời một đứa con, cần có người trung gian giúp cho việc sinh đẻ
được an toàn. Mạng sống của hài nhi ít nhiều tùy thuộc vào người trung gian
nầy. Sinh mạng của em bé và của người mẹ đều quan trọng như nhau, thế nên bà y
sĩ hộ sản tựa như người vợ ở giữa hai vợ chồng để làm công việc quan trọng
nầy.... Nên các ông nghĩ ra từ “midwife” để đặt cho y sĩ hộ sản. Tên này đẹp vô cùng...
Hồi ở Việt Nam tôi thấy “từ midwife”
và các “cô midwife” đều đẹp như nhau. Các cô midwife đa số đều có dáng vẻ nhỏ
nhắn, thon thon trong bộ uniform trắng toanh đã làm tôi suy suyển nhiều
lần.....
Nhưng mấy ông thầy dùi ở trại tỵ nạn lại cắt nghĩa chữ
midwife một cách khác. Bà vợ bên trái gọi là leftwife, bà vợ bên phải gọi là
rightwife. Vậy thì bà vợ ở giữa gọi là midwife! Mấy ông nầy theo chủ thuyết:
V1+V2= V3.
Thiệt tình, mấy ông chưa thấy quan tài chưa đổ
lệ...
BEN TRẦN
Ca dao có câu : Làm thân hai vợ phải thương cho đều... Vậy mấy ông V1 ,V2 rồi V3 làm sao thương cho đều được ạ ? xin hỏi các đại ca.
ReplyDeleteMình chỉ biết chia chẵn cho 2 ,cho 4, cho 6 không khi nào chia chẵn cho 3...
Xin quí ông dùm giải thích cho sáng tỏ nhe...
Thu Thủy ơi, mấy ổng chia đều không được thì mấy bà dzợ sẽ chia ổng ra từng mảnh nhỏ cho đều
ReplyDeleteMấy ông đâu phải đòn bánh tét đâu mà mấy bà muốn cắt khúc nào thì cắt...:):)
ReplyDeleteV1 thì nguyên vẹn,V2 thì xẻ đôi,V3 thì xẻ 3. còn V6 thì bằm nhỏ thành 6 khúc , vậy thì chọn lựa đi
Delete