đoàn xuân thu.
Nhà Văn Sơn Nam nói viết văn trước hết là yêu đất, rồi yêu nước. Mà đất thì có tên, có tuổi nghĩa là có địa danh. Chẳng hạn về Miệt Vườn, ông nói: khác với mấy ông khoa bảng trí thức, dân không gọi ‘Đồng bằng sông Cửu Long’ mà gọi là Miệt Vườn, vì câu ca dao:
Rồi từ cái tên Miệt Vườn tới cái địa danh Cà Bây Ngọp trong Tình nghĩa giáo khoa thư, ông cắt nghĩa cái ‘tích’ như sau:
Phụ nữ đặt cho phụ nữ là thường vì phe ta cùng là má phấn môi son nên muốn ủng hộ nhau? Còn cái nầy đàn ông đặt cho đàn mà mới hay chớ cho dù chế độ mẫu hệ nước mình hình như nó ‘vãn’ từ trước thời Hai Bà Trưng rồi đó!
Đ i theo Lộ Đông Dương hồi xưa, Quốc lộ 4 thời mình, còn thời nó, hỏng biết nó kêu là cái giống gì? Thì thấy biết bao tên đất, tên làng bắt đầu bằng Cái (có nghĩa là của con gái) như Cái Bè, Cái Bé, Cái Côn, Cái Hươu, Cái Nai, Cái Mơn, Cái Răng, Cái Sắn, Cái Nước, Cái Thia, Cái Vồn, Cái Vừng…
Ai dám bảo đàn ông Việt Nam coi thường đàn bà con gái xin chỉ ‘tui’ coi! Rồi từ cái hình tượng của người phụ nữ… đồi núi chập chùng… mới có: Gò Bầu, Gò Găng, Gò Quao, Gò Tre, Gò Xoài… Gò Công. Nhiều Gò thì thành Giồng như Giồng Ông Tố, Giồng Tháp, Giồng Tượng, Giồng Xe…
Và tượng hình hơn cả là Xẻo (nơi có nước chảy ra) như: Xẻo Bần, Xẻo Lá, Xẻo Nước, Xẻo Rô…
Phần mấy ông tự nguyện để em yêu xí phần gần hết, chỉ chừa cho mình chút đỉnh là Hòn… như: Hòn Chông, Hòn Chồng… Hòn Đất mà thôi?
T hưa quý bạn đọc thân mến! Thưa những tri kỷ sanh cùng thời với người viết chắc đều nhớ Mùa Hè đỏ lửa 72? Bắc quân đánh Thừa Thiên, Kontum, An Lộc thì lệnh tổng động viên từng phần được ban hành. Mấy chú sanh viên như người viết xếp bút nghiên, giã nhà đeo bức chiến bào, thét roi cầu Vị ào ào gió thu. Vô Thủ Đức ‘đường trường xa, con chó nó tha con mèo’!
Trưa thứ bảy được đi phép 24 tiếng, vội vã đóng bộ ka ki vàng hồ cứng, đội kết pi, vai đeo alpha vàng chóe, giầy bóng lưỡng, nhìn vô cười nhăn răng thấy hết mấy cái răng vàng, vội ra chợ Nhỏ, đồi Tăng Nhơn Phú, bắt xe lam, dọt về Sài Gòn để gặp em yêu. Thằng bạn cùng trung đội, ngồi chung xe, người viết hỏi nó về đâu? Nó cười hè hè nói: “Tao về Ngã Ba Chú Ía!”. Người viết ngây thơ tưởng nhà nó ở Ngã Ba Chú Ía thiệt chớ? Sau nầy lớn thêm chút đỉnh… À thì ra là vậy... vậy!
Do đó cái địa danh quan trọng lắm nghe! Nhắc tới là gợi lên đầy nỗi nhớ. Mà thiệt vậy, ngay cả cố nhà báo Trường Kỳ, dù gốc Bắc di cư vô Sài Gòn, sau 75 ông vượt biên tới tận Canada và khi nhớ về quê cũ, cũng bồi hồi nhắc nhớ: “Hồi xưa tui ở đường Da Bà Bầu đó nhe! He he!”
Do đó cái lớp lính tráng già như người viết bây giờ có ai nhắc đến “Ngã Ba Chú Ía’ của Sài Gòn mình hồi trước 75 lại bồi hồi cả một trời kỷ niệm à nha!
Sau nầy bỏ nước ra đi cũng khá lâu không biết có còn cái tên Ngã Ba Chú Ía hay không nữa? Nhưng cái chắc là nếu không còn Ngã Ba thì đã có Ngã Tư nhảy vào thay thế. Ngã Tư Sung Sướng? Nơi mà những người con gái dân quê bị cướp ruộng, cướp vườn, cướp đất… phải sa chân vào chốn bùn nhơ, chốn đèn mờ, chốn đèn xanh đèn đỏ, bán nốt cái thân xác còn lại của mình để mà ráng sống sót cho tới bình minh?
Đ ó là cái địa danh làng xóm! Còn hổm rày trong nước mấy ‘giả’ ở không, hỏng có chuyện gì làm nên ‘đề xuất’ đặt lại tên đường! Chu choa! Tía con nó xúm nhau cãi lộn còn vui hơn là mổ bò. Dù có một bực thức giả nhảy vô can: “Tàu của Tập Cận Bình nó nườm nượp tràn xuống biển Đông kìa! Hãy tập trung lo việc đại sự trước, nguy cấp lắm rồi, đừng lạc đề vào hoa hòe, tên đường, chim kiểng, non bộ... nữa, các bác ơi!”.
Vậy mà anh ba, anh tư giả bộ: ‘Đêm nghe tiếng ếch bên tai! Giựt mình lại tưởng tiếng ai gọi đò?”. Người ta gọi đò chớ có ai gọi Hội Nghị Diên Hồng toàn dân nghe chăng sơn hà nguy biến đâu mấy em?
Nhớ hồi xửa hồi xưa khi chiếm được Sài Gòn, tay nào làm lớn thì chiếm nhà lớn, biệt thự to tổ bố hay nhà mặt phố! Nhà vừa vừa, nho nhỏ như cái chuồng thỏ cũng giành luôn, giành hết ráo! Nhà cửa, ruộng đất giành đã đành vì nó là vàng, là bạc, là ‘đô’ Mỹ. Vậy mà còn chưa đã thèm? Nên ngay cả cái tên đường nó cũng giành luôn? Cái tên đường ‘đưa em về dưới mưa’ của người viết cũng đành cam chịu chung số phận cùng vận nước!
Những con đường mang tên những người yêu nước đã bỏ mình khi chống lại Thực Dân Pháp như Phan Thanh Giản hay Nguyễn Thái Học thì tượng bị đập bỏ, tên đường tháo ra đem vụt láng chít. Nghĩ mà đau lòng con ‘quốc quốc’?!
Bỏ tên đường cũ, đòi đặt tên đường mới thì chí ít cũng phải biết chút chút về Sử Ký chớ mấy cha nội! Đằng nầy: Bù trất! Dốt đặc cán mai! Dốt đầy cán cuốc! Dốt như cây cột còn bày đặt thưa với thốt hỏng chịu ‘nín’ mà nghe? Nên mới có cái chuyện như vầy:
C ô giáo dạy Sử hỏi: Ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Cả lớp im lặng như tờ! Cô bèn chỉ đại một học sinh: Em biết ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương không? Học sinh sợ sệt, mếu máo: Dạ không phải em! Cô ơi!
Vừa lúc đó thầy hiệu trưởng đi ngang. Cô giáo phân bua: Thầy xem, học trò bây giờ tệ quá. Tui hỏi ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương mà không ai biết.
Thầy hiệu trưởng gật gù: Thôi cô nói anh Vương làm bản báo cáo rồi tui nói ban giám hiệu xuất quĩ đền cho. Đừng làm rùm beng nhe! Trường mình mang tiếng chết!
Trời đất ơi! Ông An Dương Vương tên là Thục Phán, vua nước Âu Lạc, từng đóng đô tại Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh-Hà Nội).
Năm 218 trước công nguyên, ông chống lại cuộc xâm lăng do Đồ Thư, tướng của Tần Thủy Hoàng thống lãnh và làm Đồ Thư phải bỏ mạng giữa sa tràng.
Sau, vì vụ gián điệp tình ta “Trọng Thủy Mỵ Châu’ và nỏ thần mà mất nước!
Vậy mà có học như Thầy Hiệu Trưởng cũng ‘bù trất’ thì nói chi tới mấy cha học mới tới lớp ba mà cũng đòi đặt tên đường?
Đặt tầm bậy tầm bạ nên mới có cái vụ:
Dù ngẫu hứng lý tên đường gì chăng đi nữa thì thiệt ra hứng là hứng nhưng cũng phải có điều kiện là ông nào, bà nào là bà con với tui, hay là má, là ba, là ‘mèo’, là vợ của đồng chí Bí thơ Tỉnh Ủy, Bí thơ Huyện Ủy là tui cho lên bảng ráo trọi, chẳng cần đồng bào biết mấy ổng, mấy bả là ai? Tui biết là đủ rồi!
Chắc có lẽ vì cái ‘tiêu chí’ đó nên ở phường Phú Thạnh, quận Tân Phú có một loạt tên đường mang họ Lê nhưng thiệt cũng không hiểu thuộc triều đại nào, công trạng ra sao với đất nước? Như: Lê Lâm, Lê Niệm, Lê Lư, Lê Lộ, Lê Sao, Lê Thúc Hoạch…vân vân và vân vân. Người viết thiệt cũng ‘bí’ luôn vì lần đầu em mới được nghe tên mấy ‘chả’ he he!
Hèn chi học trò bây giờ nó ngán, nó chán môn ‘Sử Địa’ là phải lắm! Mới đây học sinh trường THPT Nguyễn Hiền ở Sài Gòn nghe thi Tú Tài không có môn Sử, tụi nó vui mừng vui quá vui xúm lại xé đề cương môn Sử rồi thả từ tầng 4 xuống trắng cả sân trường. Lỗi đâu phải của tụi nhỏ mà do mấy thằng lớn đầu mà dại…?!
Có ông quan lớn, chắc cỡ nhứt phẩm triều đình, thiệt là nghiêm túc, chen vô: “Nên lấy tên mấy bà mẹ Việt Nam anh hùng, liệt sĩ, những người có công đối với đất nước mà đặt. Cuộc xâm chiếm miền Nam từ phương Bắc làm đất nước ta có hàng triệu liệt sĩ, hàng chục nghìn Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Các liệt sĩ, các mẹ ở địa phương nào thì lấy tên họ ra đặt cho địa phương đó. Chức vụ cao thì đặt tên cho đường lớn, chức vụ nhỏ thì đặt tên cho đường nhỏ, còn cấp thấp thì đặt tên hẻm?! Xài tới Tết Congo! Xài làm sao hết, nên nếu thằng Mỹ, thằng Tàu, thằng Nga mà muốn, ta sẽ tặng miễn phí luôn cho tụi nó; để tụi nó biết nước ta giàu…!
Còn có ông không xin đặt tên đường gì ráo trọi mà chỉ xin, tha thiết xin, thống thiết xin: Tên đường gì cũng được, miễn đừng có tên "Đường xuống âm phủ" là OK!
đoàn xuân thu.
melbourne.
“Mẹ mong gả thiếp về vườn,
ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh!”.
Rồi từ cái tên Miệt Vườn tới cái địa danh Cà Bây Ngọp trong Tình nghĩa giáo khoa thư, ông cắt nghĩa cái ‘tích’ như sau:
“Xứ Cà Bây Ngọp, nghĩa là trâu chết. Hồi đó nghe nói trâu “len” tới đây thất bại, phong thổ ẩm thấp, trâu chết nhiều quá. Họ đặt tên kỷ niệm luôn… Bởi vậy dân tình bệnh hoạn, thưa thớt, làng này chưa cất nổi cái trường học…”
Khoái cái tên Cà Bây Ngọp, người viết bắt chước ông mà yêu đất, yêu nước nên yêu luôn cái địa danh, cái tên làng, cái tên xóm. Người viết vốn là dân ‘vưỡn’, dù ‘vưỡn’ vậy nhưng đôi khi nằm gác tay lên trán, nghĩ về những cái tên ở Miệt Vườn lại đem lòng kính trọng ông cha mình từ hồi năm nẩm, cơm đùm cơm gói từ ngoài Trung vô Nam mà khẩn đất biết bao nhiêu! Vì thấy rõ cái lòng tôn kính, cái sự ‘galant’, cái nịnh đầm nếu nói theo bây giờ, của mấy ổng đối với đàn bà con gái xứ mình. Địa danh, tên đất, vùng mới khẩn hoang lập ấp là ưu tiên dành cho quý bà, quý cô trước… Như cho em ưu tiên qua cầu Bến Lức vậy! Tại sao người viết nói vậy? Thưa bà con cô bác: Là vì địa danh vùng đất mới do quý ông đặt ra thì đa phần là dành cho phụ nữ không hà!
|
Đường Cựu Chiến Binh Không Rác
(Hình laodong.com.vn) |
Phụ nữ đặt cho phụ nữ là thường vì phe ta cùng là má phấn môi son nên muốn ủng hộ nhau? Còn cái nầy đàn ông đặt cho đàn mà mới hay chớ cho dù chế độ mẫu hệ nước mình hình như nó ‘vãn’ từ trước thời Hai Bà Trưng rồi đó!
Đ i theo Lộ Đông Dương hồi xưa, Quốc lộ 4 thời mình, còn thời nó, hỏng biết nó kêu là cái giống gì? Thì thấy biết bao tên đất, tên làng bắt đầu bằng Cái (có nghĩa là của con gái) như Cái Bè, Cái Bé, Cái Côn, Cái Hươu, Cái Nai, Cái Mơn, Cái Răng, Cái Sắn, Cái Nước, Cái Thia, Cái Vồn, Cái Vừng…
Ai dám bảo đàn ông Việt Nam coi thường đàn bà con gái xin chỉ ‘tui’ coi! Rồi từ cái hình tượng của người phụ nữ… đồi núi chập chùng… mới có: Gò Bầu, Gò Găng, Gò Quao, Gò Tre, Gò Xoài… Gò Công. Nhiều Gò thì thành Giồng như Giồng Ông Tố, Giồng Tháp, Giồng Tượng, Giồng Xe…
Và tượng hình hơn cả là Xẻo (nơi có nước chảy ra) như: Xẻo Bần, Xẻo Lá, Xẻo Nước, Xẻo Rô…
Phần mấy ông tự nguyện để em yêu xí phần gần hết, chỉ chừa cho mình chút đỉnh là Hòn… như: Hòn Chông, Hòn Chồng… Hòn Đất mà thôi?
T hưa quý bạn đọc thân mến! Thưa những tri kỷ sanh cùng thời với người viết chắc đều nhớ Mùa Hè đỏ lửa 72? Bắc quân đánh Thừa Thiên, Kontum, An Lộc thì lệnh tổng động viên từng phần được ban hành. Mấy chú sanh viên như người viết xếp bút nghiên, giã nhà đeo bức chiến bào, thét roi cầu Vị ào ào gió thu. Vô Thủ Đức ‘đường trường xa, con chó nó tha con mèo’!
Trưa thứ bảy được đi phép 24 tiếng, vội vã đóng bộ ka ki vàng hồ cứng, đội kết pi, vai đeo alpha vàng chóe, giầy bóng lưỡng, nhìn vô cười nhăn răng thấy hết mấy cái răng vàng, vội ra chợ Nhỏ, đồi Tăng Nhơn Phú, bắt xe lam, dọt về Sài Gòn để gặp em yêu. Thằng bạn cùng trung đội, ngồi chung xe, người viết hỏi nó về đâu? Nó cười hè hè nói: “Tao về Ngã Ba Chú Ía!”. Người viết ngây thơ tưởng nhà nó ở Ngã Ba Chú Ía thiệt chớ? Sau nầy lớn thêm chút đỉnh… À thì ra là vậy... vậy!
Do đó cái địa danh quan trọng lắm nghe! Nhắc tới là gợi lên đầy nỗi nhớ. Mà thiệt vậy, ngay cả cố nhà báo Trường Kỳ, dù gốc Bắc di cư vô Sài Gòn, sau 75 ông vượt biên tới tận Canada và khi nhớ về quê cũ, cũng bồi hồi nhắc nhớ: “Hồi xưa tui ở đường Da Bà Bầu đó nhe! He he!”
Do đó cái lớp lính tráng già như người viết bây giờ có ai nhắc đến “Ngã Ba Chú Ía’ của Sài Gòn mình hồi trước 75 lại bồi hồi cả một trời kỷ niệm à nha!
Sau nầy bỏ nước ra đi cũng khá lâu không biết có còn cái tên Ngã Ba Chú Ía hay không nữa? Nhưng cái chắc là nếu không còn Ngã Ba thì đã có Ngã Tư nhảy vào thay thế. Ngã Tư Sung Sướng? Nơi mà những người con gái dân quê bị cướp ruộng, cướp vườn, cướp đất… phải sa chân vào chốn bùn nhơ, chốn đèn mờ, chốn đèn xanh đèn đỏ, bán nốt cái thân xác còn lại của mình để mà ráng sống sót cho tới bình minh?
Đ ó là cái địa danh làng xóm! Còn hổm rày trong nước mấy ‘giả’ ở không, hỏng có chuyện gì làm nên ‘đề xuất’ đặt lại tên đường! Chu choa! Tía con nó xúm nhau cãi lộn còn vui hơn là mổ bò. Dù có một bực thức giả nhảy vô can: “Tàu của Tập Cận Bình nó nườm nượp tràn xuống biển Đông kìa! Hãy tập trung lo việc đại sự trước, nguy cấp lắm rồi, đừng lạc đề vào hoa hòe, tên đường, chim kiểng, non bộ... nữa, các bác ơi!”.
Vậy mà anh ba, anh tư giả bộ: ‘Đêm nghe tiếng ếch bên tai! Giựt mình lại tưởng tiếng ai gọi đò?”. Người ta gọi đò chớ có ai gọi Hội Nghị Diên Hồng toàn dân nghe chăng sơn hà nguy biến đâu mấy em?
Nhớ hồi xửa hồi xưa khi chiếm được Sài Gòn, tay nào làm lớn thì chiếm nhà lớn, biệt thự to tổ bố hay nhà mặt phố! Nhà vừa vừa, nho nhỏ như cái chuồng thỏ cũng giành luôn, giành hết ráo! Nhà cửa, ruộng đất giành đã đành vì nó là vàng, là bạc, là ‘đô’ Mỹ. Vậy mà còn chưa đã thèm? Nên ngay cả cái tên đường nó cũng giành luôn? Cái tên đường ‘đưa em về dưới mưa’ của người viết cũng đành cam chịu chung số phận cùng vận nước!
Những con đường mang tên những người yêu nước đã bỏ mình khi chống lại Thực Dân Pháp như Phan Thanh Giản hay Nguyễn Thái Học thì tượng bị đập bỏ, tên đường tháo ra đem vụt láng chít. Nghĩ mà đau lòng con ‘quốc quốc’?!
Bỏ tên đường cũ, đòi đặt tên đường mới thì chí ít cũng phải biết chút chút về Sử Ký chớ mấy cha nội! Đằng nầy: Bù trất! Dốt đặc cán mai! Dốt đầy cán cuốc! Dốt như cây cột còn bày đặt thưa với thốt hỏng chịu ‘nín’ mà nghe? Nên mới có cái chuyện như vầy:
C ô giáo dạy Sử hỏi: Ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Cả lớp im lặng như tờ! Cô bèn chỉ đại một học sinh: Em biết ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương không? Học sinh sợ sệt, mếu máo: Dạ không phải em! Cô ơi!
Vừa lúc đó thầy hiệu trưởng đi ngang. Cô giáo phân bua: Thầy xem, học trò bây giờ tệ quá. Tui hỏi ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương mà không ai biết.
Thầy hiệu trưởng gật gù: Thôi cô nói anh Vương làm bản báo cáo rồi tui nói ban giám hiệu xuất quĩ đền cho. Đừng làm rùm beng nhe! Trường mình mang tiếng chết!
Trời đất ơi! Ông An Dương Vương tên là Thục Phán, vua nước Âu Lạc, từng đóng đô tại Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh-Hà Nội).
Năm 218 trước công nguyên, ông chống lại cuộc xâm lăng do Đồ Thư, tướng của Tần Thủy Hoàng thống lãnh và làm Đồ Thư phải bỏ mạng giữa sa tràng.
Sau, vì vụ gián điệp tình ta “Trọng Thủy Mỵ Châu’ và nỏ thần mà mất nước!
Vậy mà có học như Thầy Hiệu Trưởng cũng ‘bù trất’ thì nói chi tới mấy cha học mới tới lớp ba mà cũng đòi đặt tên đường?
Đặt tầm bậy tầm bạ nên mới có cái vụ:
“Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý!Rồi đi xa hơn nữa, tên đường do mấy ‘giả’ ngẫu hứng lý tên đường, làm bà con cô bác còn kẹt lại trong nước cũng ‘la trời không thấu’! Mà ngẫu hứng là gì hả? Là hứng lên, là làm đại, bất kể quân thần gì ráo trọi nên mới có cái vụ tên đường Cựu chiến binh không rác (xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn -xin xem hình- kẻo không lại nói ‘tui’ bày đặt chuyện nói dóc mà xuyên tạc chánh quyền cách mạng!).
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do!”
Dù ngẫu hứng lý tên đường gì chăng đi nữa thì thiệt ra hứng là hứng nhưng cũng phải có điều kiện là ông nào, bà nào là bà con với tui, hay là má, là ba, là ‘mèo’, là vợ của đồng chí Bí thơ Tỉnh Ủy, Bí thơ Huyện Ủy là tui cho lên bảng ráo trọi, chẳng cần đồng bào biết mấy ổng, mấy bả là ai? Tui biết là đủ rồi!
Chắc có lẽ vì cái ‘tiêu chí’ đó nên ở phường Phú Thạnh, quận Tân Phú có một loạt tên đường mang họ Lê nhưng thiệt cũng không hiểu thuộc triều đại nào, công trạng ra sao với đất nước? Như: Lê Lâm, Lê Niệm, Lê Lư, Lê Lộ, Lê Sao, Lê Thúc Hoạch…vân vân và vân vân. Người viết thiệt cũng ‘bí’ luôn vì lần đầu em mới được nghe tên mấy ‘chả’ he he!
Hèn chi học trò bây giờ nó ngán, nó chán môn ‘Sử Địa’ là phải lắm! Mới đây học sinh trường THPT Nguyễn Hiền ở Sài Gòn nghe thi Tú Tài không có môn Sử, tụi nó vui mừng vui quá vui xúm lại xé đề cương môn Sử rồi thả từ tầng 4 xuống trắng cả sân trường. Lỗi đâu phải của tụi nhỏ mà do mấy thằng lớn đầu mà dại…?!
Thôi! Lấy tên người mà đặt thì nghe thiên hạ than phiền hỏng biết ổng là ai thì lấy tên bông hoa mà đặt cho mấy tay nhiều chuyện nín quách cho yên như tính đặt đường “Sen Hồ Tây” ở ngoài Hà Nội. Còn trong Sài Gòn quận Phú Nhuận thì có tên đường Hoa Lan với lại Hoa Mai... rồi.
Ngoài tên Hoa, thì có ông đầy tâm hồn ăn uống nên ‘đề xuất’ tên đường phải là các loại đặc sản của Nam Bộ để đặt tên như: đường Hủ tiếu Mỹ Tho, đường Bún nước lèo Sóc Trăng, đường Cá lóc kho tộ, đường Xoài cát Hòa Lộc...? Và tên đường theo đặc sản vùng miền thì dân Quảng cũng muốn có tên đường Mì Quảng nữa. Mà đường Mì Quảng thì chung chung quá nên người ta sẽ đặt tên cụ thể là đường Mì Quảng Nam, đường Mì Quảng Ngãi, đường Mì Quảng Bình, đường Mì Quảng Trị, đường Mì Quảng Ninh.... Một nhân dân ký tên:Yêu lắm Trảng Bàng quê tui thì năn nỉ ỉ ôi xin đừng có bỏ sót cái quê của ổng nha, nên đề nghị mấy quan đặt tên đường "Bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc" hoặc đường "Bánh canh Trảng Bàng" để ổng nhớ quê của ổng. Tuy nhiên có ông lại không chịu nên nói rằng: đặt tên theo các loại đặc sản tiêu biểu cũng chỉ làm tăng thêm bệnh đau bao tử vì ăn nhiều quá mấy ông ơi! |
Cầu C...
(Hình biquyetdep.com)
|
Có ông quan lớn, chắc cỡ nhứt phẩm triều đình, thiệt là nghiêm túc, chen vô: “Nên lấy tên mấy bà mẹ Việt Nam anh hùng, liệt sĩ, những người có công đối với đất nước mà đặt. Cuộc xâm chiếm miền Nam từ phương Bắc làm đất nước ta có hàng triệu liệt sĩ, hàng chục nghìn Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Các liệt sĩ, các mẹ ở địa phương nào thì lấy tên họ ra đặt cho địa phương đó. Chức vụ cao thì đặt tên cho đường lớn, chức vụ nhỏ thì đặt tên cho đường nhỏ, còn cấp thấp thì đặt tên hẻm?! Xài tới Tết Congo! Xài làm sao hết, nên nếu thằng Mỹ, thằng Tàu, thằng Nga mà muốn, ta sẽ tặng miễn phí luôn cho tụi nó; để tụi nó biết nước ta giàu…!
Còn có ông không xin đặt tên đường gì ráo trọi mà chỉ xin, tha thiết xin, thống thiết xin: Tên đường gì cũng được, miễn đừng có tên "Đường xuống âm phủ" là OK!
đoàn xuân thu.
melbourne.
Theo em thấy cho thêm độ ngọt ngào, đặt tên " Đường Phèn , Đường Cát Trắng, Đường Thốt Nốt " nếu không thì Đường Minh Hoàng , nếu lỡ chữ Minh phạm húy của Bác thì bỏ đi cho thành " Đường Hoàng " cũng được dù đường đó là nơi chân dài đứng vẫy đêm đêm cũng chả sao.
ReplyDeleteThưa chị Kim,
DeleteEm thì thấy mấy cái tên chị đề nghị có chủ hết rồi. Nhớ năm xửa năm xưa khi nón cối về thành thì xuất hiện nhiều "cục" lắm. Nhất là coi đá banh thì thấy cục đường sắt đá với cục đường biển. Rồi cục đường bộ đá với cục đường ... phèn. Haha!
Nhớ lại hồi mấy ông về thành thay tên Sài gòn và đổi tên đường Thống Nhất thành đường Lê Duẫn thì dân Sài gòn chơi khăm thế này: Vì Sài gòn lúc đó chưa có nhiều nhà vệ sinh công cộng nên ai mắc tè mà hỏi thì dân Sài gòn trả lời tỉnh bơ :
ReplyDelete- Muốn tè hả? Lên đầu Lê Duẫn mà tè.
Lê Mai