Dxt. ::
Thứ hai, ngày 6 tháng 5, năm 2013, với sự giúp sức của một ‘anh hùng bất đắc dĩ’, Charles Ramsey, người hàng xóm, Amanda Berry đã đào thoát khỏi căn nhà, cũng là ngục tù, mà tên bắt cóc đã giam giữ cô gần suốt một thập niên trên Seymore Avenue, thành phố Cleveland, tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ. Lời nói đầu tiên của Amanda với nhân viên trực tổng đài Cảnh Sát 911 là:
“I’m free now” “Tôi đã được tự do!”
Hôn hít kẻ thù
(chữ của tác giả,
hình từ www.kulfoto.com) |
Hai phút sau, cảnh sát ào tới căn nhà của Ariel Castro, 52 tuổi, tên hung phạm.
Căn nhà hoàn toàn bị khóa kín. Khóa ở tầng hầm, khóa ở các phòng, khóa ở nhà chứa xe. Những cửa sổ đều bị dán kín bằng những bao vứt rác khiến người bên trong không thể nhìn ra bên ngoài và người bên ngoài cũng không nhìn thấy được bên trong!
Ở đó, cảnh sát giải cứu được 3 người phụ nữ và một bé gái vừa lên 6, tên Jocelyn, con của Amanda.
Tin tức về tội ác này, nhanh như chớp, qua giới truyền thông, làm rúng động nước Mỹ và toàn thế giới!
Tên thủ ác, con quỷ đội lớp người nầy, dưới một cái vỏ bọc rất hiền hòa, là một tài xế xe bus cho một trường học ở địa phương, chuyên đưa đón học trò đi học.
Nạn nhân của y là:
Amanda Berry biến mất lúc tuổi mới vừa 16 vào ngày 21 tháng 4 năm 2003 khi chấm dứt ca làm ở Burger King và trên đường về nhà.
Gina de Jesus là bạn học với con gái hung phạm, biến mất lúc tuổi mới vừa 14, lúc trên đường đi học về, một năm sau đó.
Michelle Knight biến mất năm 2002 và lúc được cứu thoát cô đã 32 tuổi.
Những nạn nhân nầy đã lần lượt bị Ariel Castro bắt cóc, mang về nhà tù của y, trói lại, giam giữ ở những căn phòng khác nhau và bắt buộc họ phải làm nô lệ tình dục cho con quỷ nầy suốt cả một thập niên dài.
Một trong ba người phụ nữ này được biết đã sẩy thai ba lần vì bị đánh đập, tra tấn và bị bỏ đói.
Dù khoảng thời gian dài đằng đẳng, thê lương như vậy nhưng gia đình, bè bạn của những người bị mất tích, thất tung chưa bao giờ từ bỏ niềm hy vọng là họ vẫn còn sống sót ở đâu đó. Sẽ có ngày gặp lại?
Bà ngoại của Amanda Berry nức nở nói:
“Xin cám ơn Thượng Đế! Bà luôn luôn nghĩ tới con. Không bao giờ quên được! Con ơi!”
Nhưng mẹ của Berry, bà Louwana Miller, không được may mắn gặp lại con mình.
Suốt ba năm, sau ngày Berry bị bắt cóc, bà vẫn không ngừng tìm kiếm. Niềm đau đớn đó đã làm bà lâm bệnh nặng, rồi từ giã cõi đời vào tháng 3 năm 2006 với một trái tim hoàn toàn tan vỡ. "She literally died of a broken heart!"
Tên hung phạm nầy rồi đây sẽ phải ra trước Tòa để trả lời về những hành động tàn ác mà y đã gây ra. Hắn đã tước đoạt tự do của người khác; giờ chắc có lẽ là hắn sẽ không bao giờ có được tự do nữa. Ác giả, ác báo!
Còn nạn nhân thì có thể sẽ phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, mới hồi phục được sức khỏe tâm thần sau những thử thách khắc nghiệt mà họ phải trải qua. Và trong trường hợp này, chưa rõ ba nạn nhân có mắc phải ‘Hội chứng Stockholm’ hay không?
Nhưng hội chứng Stockholm là gì?
Hội chứng Stockholmlà thuật ngữ được nhà tội phạm học, bác sĩ tâm thần Nils Bejerot đặt ra, sau một vụ cướp ngân hàng và cầm giữ con tin xảy ra năm 1973 tại Stockholm, Thụy Điển, dùng để mô tả một trạng thái tâm lý của một người bị bắt cóc lâu ngày, chuyển từ sợ hãi và căm ghét sang thông cảm và quý mến chính kẻ bắt cóc mình!
Ngày 23/8/1973, Jan Erik "Janne" Olsson, là một tù nhân đang được đi phép, mang một khẩu súng máy, xông vào cướp ngân hàng Kreditbanken ở Stockholm, bắt 4 nhân viên ở đây làm con tin trong suốt 6 ngày liền.
Hắn đòi hỏi phải phóng thích và mang bạn tù của y là Clark Olofsson đến, cùng 3 triệu đồng tiền Thụy Điển (Swedish Krona) tương đương với 3 triệu đô Mỹ theo thời giá bây giờ, với hai khẩu súng, áo giáp chống đạn, nón sắt và một chiếc xe ‘cực kỳ tốc độ!’
Trận đánh cướp nầy lần đầu tiên được trực tiếp truyền hình trên thế giới.
Ngày 28 tháng 8, Cảnh Sát dùng hơi gas tấn công và hai tên cướp đầu hàng. Những con tin được giải thoát.
Nhưng kinh ngạc, bất ngờ thay những con tin nầy không những đã ôm hôn những kẻ đã cầm giữ mình suốt sáu ngày liền, mà còn lên tiếng oán than, chê trách những nhân viên công lực đã đương đầu với nguy hiểm (bằng cớ là có hai cảnh sát đã bị chúng bắn trọng thương) để giải cứu mình!
Tại sao như vậy?
Các bác sĩ tâm thần giải thích rằng các nạn nhân đã bị hội chứng Stockholm. Hội chứng nầy xảy ra khi nạn nhân bị ép buộc phải đối diện với một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, đe dọa đến mạng sống của mình thì phản ứng lại bằng cách cam chịu thay vì kháng cự. Nạn nhân đã tự biện luận và chấp nhận việc cầu thân với kẻ địch để thích hợp với môi trường mới, hòng khỏi bị giết hoặc bị đánh đập, bạo hành. Sau một thời gian dài thì các nạn nhân dần dần tỏ ra tuân phục, rồi cảm mến do sự chăm sóc dù rất nhỏ nhoi của thủ phạm mà không ý thức được phải trái nữa!
Mà không phải chỉ 4 nhân viên ngân hàng này mà còn có những trường hợp khác còn quái đản hơn nữa như:
Natascha Kampusch, người Áo, bị nhốt dưới tầng hầm suốt 8 năm, từ năm 1998, khi mới 10 tuổi. Wolfgang Priklopil đánh đập cô hơn 200 lần một tuần và xích cô lại trong khi họ ngủ chung, nhưng mãi đến tháng 8/2006, Kampusch mới quyết định thoát ra. Còn Priklopil thì đâm đầu vào tàu hỏa tự sát.
Có người còn đi xa hơn nữa! Không những không căm ghét mà còn cộng tác nhiệt tình với kẻ thù, như vụ: Patty Hearst bị bắt cóc năm 1974 đã tiếp tay, giúp bọn chúng cướp ngân hàng!
Khi bị bắt làm nô lệ, làm con tin thường thì có hai trường hợp xảy ra: Nếu bọn cướp này hung bạo đánh đập, tra tấn con tin thì chúng sẽ bị nạn nhân căm thù đến tận xương tủy.
Còn nếu chúng chỉ đối xử lịch sự một chút thôi, cũng đủ làm nạn nhân hàm ơn vì được tha chết; mà hết lòng thương mến và ủng hộ bọn chúng!
Chuyện nầy xảy ra hà rầm trong các chế độ độc tài Cộng Sản.
Theo ý người viết, những hành động về hùa, tiếp tay với kẻ thù, gọi nó là ‘Stockholm Syndrome’ chi cho nó rối rắm! Gọi một cách trần trụi hơn là hội chứng “Hun Hít Kẻ Thù” cho nó dễ hiểu hơn!
Xét trên bình diệnmột quốc gia. Chẳng hạn như mới đây ở Bắc Triều Tiên cũng có ít nhứt là một người đang chịu hội chứng đó.
Ông nội, cha, rồi con nhà họ Kim cầm giữ dân tộc Triều Tiên như nô lệ. Nhân dân Bắc Triều Tiên chịu biết bao nhiêu là thống khổ; đói rách, lầm than…Vậy mà nữ cảnh sát giao thông, 22 tuổi, Ri Kyong-sim đã… dập lửa cứu một tấm áp phích có tên Kim Jong-un. Rồi thành “Anh hùng Cộng hòa”! Ri Kyong-sim, khóc suốt lúc nhận huân chương... Ngoài danh hiệu anh hùng, ‘em’ còn được thưởng một căn hộ mới ở Bình Nhưỡng.
Một người Việt, trong nước, nói rằng: “Nếu tặng tôi... cái nhà, chẳng cần phong anh hùng gì ráo trọi, mà kêu tôi khóc; tôi còn khóc nhiều hơn ‘em’ nữa kìa! Khóc như cha chết vậy đó?!” He he!
Cả một dân tộc bị ông nội rồi cha, rồi con họ Kim, nhất là lãnh tụ trẻ tuổi Kim Jong-un thường hay ông lên bà xuống nầy, bắt cóc, làm tù nhân đã quá lâu trên chính đất nước của mình thì hội chứng Stockholm thì làm cách chi mà tránh cho khỏi?
Còn Việt Nam thì sao?Thì cũng vậy thôi!
Cả dân tộc bị bắt làm con tin, làm tù nhân quá lâu rồi, hằng mấy chục năm dài, thì làm sao mà tránh khỏi, không bị hội chứng Stockholm?
Có người bị bịnh, bịnh rất nặng, nặng đến nỗi không những không căm ghét kẻ đã hành hạ mình, tước đoạt sự tự do của mình; mà còn quay lại, tung hô vạn tuế, khen ngợi, bợ đỡ, hun hít để được gia nhập vào guồng máy cai trị độc đảng, để đàn áp, bắt bớ ngay chính đồng bào mình, dân tộc mình suốt bấy nhiêu năm nhằm phục vụ cho tham vọng của bọn cường quyền!
Những người bị bắt làm nô lệ, làm con tin mà phản ứng như vậy để sống còn là điều còn có thể hiểu được.
Nhưng những ông tai to mặt lớn đã nhanh chân leo lên máy bay mà đào tẩu, tam thập lục kế, dĩ đào vi thượng, chạy thoát năm 75, chưa hề bị bắt làm nô lệ, làm con tin một ngày nào hết thì sao bây giờ cũng thấy họ hoàn toàn tuân phục kẻ tính giết hại đời mình như vậy hả?
Chẳng hạn như mới đây có một ông tai to, mặt cũng vừa vừa thôi, không lớn lắm, nói vầy:
“Tôi thấy Việt Nam đang phát triển vùn vụt, dầu còn thua Thái Lan, Indonesia, Malaysia hay Hàn Quốc, nhưng quả thật đang thay da đổi thịt, đang phát triển thật sự?”
“…Lòng dân ư? Tôi tiếp xúc và tôi thấy đa phần dân chúng ở Việt Nam chỉ muốn yên ổn phát triển làm ăn và họ muốn ôn hòa đối thoại để cải tiến những mặt trái của chính trị và xã hội…”
Hình Daily Express,
do Paul Thomas vẽ. |
Nghĩa là sao? Nghĩa là đừng tìm cách kêu cứu rồi đào thoát khỏi một cảnh đời nô lệ như Amanda Berry đã làm. Hãy vui vẻ mà ở tù đi nhá!
À! Cái nầy thì chắc không phải bị hội chứng Stockholm rồi! Vì ổng chạy lẹ quá; đâu có bị nó bắt làm con tin đâu mà bị ‘Stockholm Syndrome’! Nhưng tự dưng quay đầu về nộp mạng cho chằn; tôi cho rằng ổng bị hội chứng ‘Tiền và Gái’, nhứt là tiền đô Mỹ và gái chân dài! Không cần phải là bác sĩ tâm thần mới hiểu được! Vì dễ hiểu quá mà?!Bà con, dân ngu khu đen mình, nghe và nhìn ổng ‘đờn’, rao hơi ‘xề’, là mình chẩn đoán bịnh ‘tiền và gái’ của ổng trúng ngay chóc! Khỏi có cãi. Ha ha! |
Nhưng mà kệ ổng! Bạn ơi! Y ‘dụ’ mà mình không nghe thì huề trớt!
Tin tôi đi! Một ngày nào đó, sớm hay muộn, thì dân tộc Việt Nam và dân tộc Bắc Triều Tiên cũng sẽ nói giống hệt như Amanda Berry thôi.
“I'm free now!” “Tôi đã được tự do!”
Nghe sao mà nó quá đã! Đã quá đã! Phải không?
đoàn xuân thu.
melbourne.
Hội chứng Xì-tóc-khom là khi các vị sỹ quan của mình phải làm giấy cám ơn cách mạng khi bị bỏ tù mút mùa lệ thuỷ. Cũng là hội chứng Xì-tóc-khom này mà toàn dân miền Nam rỉ rả nhờ ơn bác và đảng nên được "sáng tối ăn mì".
ReplyDeleteChỉ tiếc là nhiều người chạy thoát sang đây mà cũng bị hội chứng xì-tốc-khom này. Sống ở đây mà vẫn cám ơn bác và đảng như mấy cô ca sỹ được về nước hát, mấy ông thương gia được trứng thầu trong nước hay là mấy ông làm chánh trị trong cộng đồng được cộng sản cốt đột chụp hình chung...
Họ được giải thoát mà không bao giờ dám nói "Tôi được tự do rồi. Tôi ị vào mặt bọn giam cầm tôi". Chả dám đâu.