Ben Trần ::
Thời buổi nầy, thời buổi của mạng lưới toàn cầu mà ta đề cập đến chuyện giấu nghề thì có vẻ hơi quê mùa. Nhưng ngày xưa chuyện giấu nghề là chuyện có thật, vì xã hội phát triển chậm và họ không thích sự cạnh tranh, họ thích sự độc quyền...
Người Á đông giấu nghề rất kỹ, rất bài bản mà ta thường nghe họ dùng chữ “gia truyền” tức là từ đời ông truyền cho cha, cha truyền cho con, con truyền cho cháu... không truyền cho ai khác. Còn một bí kíp nữa là chỉ truyền nghề cho con trai, không truyền cho con gái. Họ nghĩ rằng truyền nghề cho con gái mai sau con gái theo chồng là bí quyết nhà nghề sẽ mất qua tay người khác... Nghề dệt vải, dệt chiếu, nghề thuốc... hay bất cứ nghề gì vượt trội hơn người khác đều được giấu kỹ... Vì lý do đó mà kiến thức của người xưa ngày càng thui chột đi.
Ngày nay, trong xã hội Tây Phương, các trường kỹ thuật mọc lên như nấm. Ở Viêt Nam cũng thế, chính nhờ các trường kỹ thuật với tư tưởng “lương sư hưng quốc” mà dân ta ít còn tư tưởng giấu nghề hơn. Các thầy dạy ở trường kỹ thuật chỉ mong mỏi học trò mình thật giỏi, giỏi hơn thầy thì thầy càng hãnh diện. Ngày nay con người cố gắng đẩy mạnh những phát minh mới hơn là cố giấu những bí quyết nghề nghiệp...
***
Ngoài nghề võ mà tôi sẽ đề cập ở phần sau có một nghành mà chẳng ai muốn giấu nghề đó là kinh nghiệm về computer. Về computer bạn có khả năng chia sẻ càng nhiều thì càng có nhiều bạn. Là người sử dụng computer không chuyên nghiệp, có lẽ chúng ta đã nhiều lần được bạn bè chỉ vẻ. Những lúc hàn huyên ấy giúp cho ta biết thêm nhiều “ngón nghề”. Chắc là không ai trong chúng ta giấu nghề. Bằng chứng là trong thế giới ảo hôm nay, khi tung hoành ngang dọc trên mạng lưới thông tin toàn cầu ai đọc được bài hay, thấy tấm hình đẹp hay biết nơi chốn có phim, truyện thì nhanh chóng cọp-bi và “chuyển tiếp" cho bạn bè. Không ai giấu ai vì càng đông người biết thì càng vui.
Như khi tôi tham gia vào blog Việt Luận này mới biết phía sau hậu trường của blog còn có nhiều người tiếp sức. Thí dụ như tôi viết xong một bài thì gởi về địa chỉ email onggiabatri@gmail.com. Bài của tôi bay vào cõi ta bà và được ông thầy "cò" nào đó sửa lỗi chính tả, coi lại tôi có viết lộn sự kiện hay vô tình “đụng chạm” ai không... Ông thầy cò này là ai? Tôi chưa hề thấy mặt mà ổng "cò" không chê chỗ nào.
Ổng làm việc âm thầm, không công và hết mình. "Cò" xong, ổng gởi lại bài cho tôi. Vì là tác giả nên tôi có toàn quyền nghe theo hay không. Chính tôi quyết định đứa con tinh thần của mình tròn méo thế nào, tùy ý.
Sau đó, đến phần in bài lên blog. Lại qua nhiều giai đoạn khác và do nhiều người chung sức làm: sắp đặt bài cho ngay ngắn, chọn hình thích hợp, xếp bài vào từng đề tài và tung lên blog. Nhiều người ở phía hậu trường thường xuyên hỏi han ý kiến, học hỏi nhau. Ai biết cách gì hay hơn thì sẵn sàng chỉ vẻ cho người khác.
Cái blog này còn nhiều khiếm khuyết nhưng nhờ không ai “giấu nghề” nên xem chừng ngày một khá hơn chút chút.
Còn chuyện võ nghệ, giấu nghề là chuyện có thật ở Á Đông ngày xưa. Các sư phụ võ nghệ cao cường phải giữ lại cho mình ít nhất một chiêu để đề phòng học trò phản thầy. Ngày nay các võ đường nở ra rầm rộ, chứ ngày xưa rất hiếm nên việc truyền bá võ nghệ bị giới hạn, cộng theo việc hay giấu nghề, thế nên có những môn võ đã bị thất truyền.
Có câu vè:
“Ai về Bình Định mà coi, Con gái Bình Định múa roi đi quyền”.Thế võ Bình Định rất hiểm độc, biến hóa khôn lường, lấy thủ làm công, khéo léo mềm dẻo nên đối phương rất khó biết mà chống đỡ. Mà bây giờ võ Bình Định dường như bị thất truyền?
***
Có câu chuyện về giấu nghề như sau: Xưa kia ở làng quê Việt Nam có ông võ sư rất giỏi, ông không có đứa con nào hết. Ông có dạy học trò và cũng dạy thêm võ nghệ cho con khỉ rất lớn mà ông nuôi trong nhà. Ông coi con khỉ như con và được cho ăn uống đầy đủ như người nhà. Con khỉ học rất giỏi và tiếp thu rất nhanh hơn hẳn các học trò bình thường của ông. Một hôm ông võ sư có chuyện phải đi chợ, ở nhà con khỉ làm “trò khỉ”, tức là nó xoay qua tấn công bà vợ ông võ sư. Nó xé quần xé áo và định làm ẩu với bà… Các người hàng xóm chạy qua tiếp cứu đều đánh không lại con khỉ nầy. Có người chạy ra chợ cấp báo cho ông võ sư. Ông nhanh nhẩu về nhà. Ông tung ra nhiều ngón đòn độc vẫn không hạ được khỉ đột. Ông giả vờ vừa đánh vừa lui, lui dần vô góc nhà, ông chụp ngay cây dù, bung dù ra tấn công con khỉ. Khỉ tung móng vuốt ra chụp cây dù và hai bàn tay bị kẹt ngay nơi cánh dù. Võ sư dùng thêm vài cú đá hạ gục con khỉ hỗn hào. Thì ra ông võ sư trên có truyền nghề nhưng vẫn giữ lại một ngón đòn độc để đề phòng cho riêng ông. Đó là lý do các thầy nghề võ hay giấu nghề phải không các bạn?
Ben Trần ::
Các bạn ơi ,còn một nghề mà các tay tổ hay giấu là nghề nấu ăn. Các tay nấu ăn giỏi thường giấu để làm eo làm sách với chủ nhà hàng...
ReplyDeleteNói chuyện giấu nghề thì tổ sư giấu nghề chính người Mỹ. Giấu nghề hạng nhất nước Mỹ là Coca-Cola. Trải qua 125 năm, Coca-Cola giấu biệt công thức chế loại nước ngọt. Trên thế giới chỉ có hai nhân vật chóp bu của Coca-Cola biết công thức mang bí danh "Merchandise 7X" mà thôi. Lại thêm tin đồn công thức "Merchandise 7X" này cất kỹ trong két sắt nhiều cửa và được canh gác 24/24.
ReplyDeleteNhưng mới đây có người tung tin tìm thấy công thức bí mật này. "Merchandise 7X" chiếm 1% trong chai Coca-Cola và gồm có:
Fluid extract of Coca 3 drams USP
Citric acid 3 oz
Caffeine 1oz
Sugar 30 (it is unclear from the markings what quantity is required)
Water 2.5 gal
Lime juice 2 pints 1 qrt
Vanilla 1oz
Caramel 1.5oz or more to colour
7X flavour (use 2oz of flavour to 5 gals syrup):
Alcohol 8oz
Orange oil 20 drops
Lemon oil 30 drops
Nutmeg oil 10 drops
Coriander 5 drops
Neroli 10 drops
Cinnamon 10 drops
Bạn đọc pha thử coi có giống... thiệt không nghen?
Og3t
Ở Việt Nam có nước xá xị , chắc cũng copy được khoảng 90% công thức của Coca cola hả OG ?
ReplyDeleteOG3T ơi, bí mật cuả tư bản Mẻo mà Ông hổng sợ sao mà dám mó dô dậy .
ReplyDeleteCám ơn anh Ben đã viết bài này và nhắc đến trường Kỹ Thuật, nơi mà đúng như anh nói không có tình trạng giấu nghề.
ReplyDeleteHiện tượng giấu nghề coi vậy mà rất phổ biến, không chỉ trong xã hội phương Đông mà cả ở xã hội phương Tây, nhất là khi có đụng chạm đến quyền lợi hay nồi cơm.