Loại trực thăng nầy mang nhiều tên nhưng tôi
thích nhất là tên Elvis Fire bomb, tên mà các phóng viên thường gọi cho nhanh.
Loại trực thăng nầy do hãng Sikorsky /
Erickson chế tạo nên được giới chuyên môn gọi là Erickson S-64. Nhưng người ta
không thích gọi tên nầy, người ta thích gọi nickname của nó là “Elvis”.
![]() |
Elvis: thiên thần cứu mạng khi có hoả hoạn |
Từ khi
nó vừa ra đời là nhảy vào hoạt động ngay, và hoạt động rất đắt lực,rất hiệu quả
tại thành phố Menphis (Mỹ), nơi mà ca sĩ Elvis Presley sống gần trọn cuộc đời.
Thế nên người ta đặt cho trực thăng nầy một cái tên rất đáng yêu là “Elvis”.
Khi một đám cháy xuất hiện với một tình huống
nguy hiểm mà các đội cứu hỏa dưới đất không thể khống chế, người ta dùng ngay đến
“Elvis”.
Tại sao “Elvis” lại độc đáo như vậy?
Các loại trực thăng cứu hỏa ra đời
trước gọi là Helitac waterbomber chỉ có thể mang 1,000 lít nước. Type 1 waterbombers
mang 4,000 lít. Được biết: loại máy bay thường (Fixed wing aircraft) mang 3,000
lít. Anh chàng “Elvis” nầy có khả năng chứa đến 9,500 lít !
“Elvis” được chánh phủ Victoria mua và đưa
vào sử dụng vào tháng 12 năm 2001. Cùng thời gian đó “Elvis” được điều về phi
trường Bankstown, New South Wales. Trong mùa nóng bức của tháng 12 năm đó có một
đám cháy lớn ở cực Tây Sydney;, “Elvis” xuất hiện như một thiên thần cứu
mạng. “Elvis” đã cứu được hơn 300 căn nhà khỏi tay thần hỏa. Sau đó trong đám
cháy ở Burragorang Valley của New South Wales, trong lúc 14 nhân viên cứu hỏa
đang chiến đấu với thần lửa -- bất thình lình gió đổi hướng tấn công trực diện
vào đội cứu hỏa. Nhờ “Elvis” xuất hiện đúng lúc, dội những khối nước xuống và cứu
được 14 sinh mạng...
Trong những cơn thịnh nộ của thần hỏa ngày
hôm nay (8/1/2013 ở bang New South Wales) đến 4 giờ chiều có hơn 40 đám cháy đã
không thể nào khống chế được. Vì cháy ở một diện tích quá lớn cộng thêm gió mạnh,
nhân viên cứu hỏa không thể chận đứng nổi …Vả lại chánh quyền không có đủ các
trực thăng cứu hỏa. Những chiếc Elvis fire bomber rất đắc tiền. Mỗi chiếc trị
giá đến 3.8 triệu đô la.
Thời tiết khắc nghiệt, khô hạn, và các cơn
gió mạnh là những yếu tố chính tạo ra hỏa hoạn không thể kiểm soát. Còn nguyên
nhân, chắc một phần cũng từ con người. Đám cháy thiêu rụi hơn 100 căn nhà ở
bang Tasmania là do một người trong caravan park gây ra. Người nầy nấu nướng thế
nào mà không đứng canh lửa, làm lửa cháy lan ra gây thảm họa cho cả tiểu bang!
Cảnh sát Tasmania đã bắt được và đang truy tố thủ phạm...Ngoài ra cũng có những
người đầu óc không được bình thường, thích tạo ra những đám cháy....Những tay nầy
cảnh sát gọi là “Fire bugs”.
Tám năm trước, tại thành phố Newcastle, cảnh
sát truy tố một anh chàng cố ý gây ra đám cháy rừng. Điều tra ra, anh chàng nầy
cũng chính là nhân viên cứu hỏa làm việc thiện nguyện bán thời gian. Có lẽ
chàng ta nghĩ: khi có cháy rừng...chàng sẽ có cơ hội thi thố tài năng...sẽ được
giới truyền thông địa phương khen ngợi...Nhưng lần nầy lại được giới truyền
thông nhắc đến với thành tích bất hảo và được ngồi nhà đá gỡ 4 cuốn lịch !
Người ta đã chế tạo ra những dụng cụ thu hình
gắn trên các vệ tinh để bắt những tay phá hoại thế nầy. Khi một đám khói hay lửa
vừa xuất hiện, vệ tinh sẽ hướng về nơi phát nhiệt và thu hình ngay những “fire
bugs” đang bỏ chạy...
Hy vọng ta sẽ triệt tiêu hết những “Fire
bugs” nầy để xã hội bớt đi những lo lắng...
Ben Trần
8/1/2013
Cám ơn anh Ben đã cho chúng tôi một bài viết hữu ích trong "mùa hè đỏ lửa" này.Đọc để thấy có thật nhiều " anh hùng " mà cũng không thiếu kẻ ' tiểu nhân".một đám cháy không những thiệt hại về vật chất mà còn để lại những nỗi đau không bao giờ lành nữa. Thương xót lắm cho những người bất hạnh vùi thân trong biển lửa. Nếu có may mắn không chết thì cũng mang thương tích cả đời. Xin hãy cẩn thận hơn trong mùa hè để ngăn chận bớt những thảm cảnh
ReplyDeleteNếu tôi nhớ không lầm thì chính phủ Úc đã mướn hai chiếc trực thăng này cho vụ cháy năm đó trước khi quyết định mua. Còn nhớ là chúng được tháo rời ra để vận chuyển rồi được lắp lại khi đến Úc. Đúng như anh Ben nói đã góp phần rất lớn trong việc cứu chữa các đám cháy.
ReplyDeleteHôm nay có tin hai thiếu niên 12 và 17 tuổi bị bỏ bót Macquarie Fields Police Station phía Tây Nam Sydney vì đốt lửa ngoài trời. Cũng tin này, lại thêm hai người đàn ông đốt lửa tại Tregear gần Mt Druitt, phía Tây Sydney, bị hốt lên xe cây vì đốt lửa ngoài trời.
ReplyDeleteHọ bị bắt vì phạm luật "total fire ban, cấm đốt lửa hoàn toàn".
Xin ai biết thì post lên luật cấm lửa này cho bà con hiểu thêm.
OG3T
Theo tôi được biết thì total fire ban là không được đốt lửa có ngọn lửa ( củi) và đốt ngoài trời vì đốm và tàn lửa từ củi có thể bay lên cao dễ làm cháy nhà. Nhưng nếu đốt lò BBQ bằng than đá và dưới mái che thì vẫn có thể được , nghĩa là open flame là không được.xử dụng lò gas hoặc than đá dưới mái che thì OK
ReplyDelete