Bây giờ, ai nhắc lại chuyện cũ sau đây,
ông Tư Nghiêm chỉ trả lời nhỏ nhẹ:
"Con nít ở đây đủ 16 tuổi là có tiền chánh phủ nuôi.
Nên nó có thêm hai cái cánh để bay, dù là bay cà xập cà đụi".
Trước đây,
ông Tư Nghiêm là thầy giáo ở Mỹ Tho. Ông có hai người con: một trai, một
gái. Hiển nhiên, không cần là con thầy giáo mà chỉ có cha mẹ là
người Việt Nam thì con cái đã phải học hộc xì dầu rồi. Ai nói tới ba
chữ "hộc xì dầu" là bị không phải thầy giáo Tư Nghiêm mà
hàng trăm ngàn cha mẹ Việt Nam "ứ" lên một tiếng phản đối.
Nhưng rủi
cho ông Tư Nghiêm, thằng con trai lớn không lo học hành gì cả. Gặp ai
ông cũng than phiền: "Thằng Mỹ nhà tui ham chơi quá". Nó không
bao giờ mang về nhà một xấp "ờ quợc" như con em Thơm Tho của
nó.
Của đáng
tội: Mỹ học không dở nhưng thường chỉ về nhì hay về ba. Nhưng ông Tư
Nghiêm đâu có chịu. Ông không cần biết điểm con mình là 87 hay 91 hay
92. Ông chỉ so sánh điểm của thằng Mỹ với con cô hàng xóm.
![]() |
Nhóc tì. (hình tử SXC.Hu) |
Mỹ luôn
miệng nói với cha: "Con học vậy là đủ rồi. Còn "get
life" nữa chớ". Life của Mỹ là đá banh. Mỹ mê đá banh và đá
banh vào hạng thượng thừa. Thay vì "ờ quợc" về Anh văn,
toán, vật lý, cứ vài tháng Mỹ rinh về thêm một cái cúp hay một lá
cớ đá banh. Ông Tư Nghiêm cũng thích. Nhưng không thích bằng xấp "ờ quợc" của Thơm Tho. Mỗi lần Mỹ rinh cúp về, ông rầy:
"Đem ba thứ quỷ này về chỉ chật nhà".
Mỹ lặng
thinh. Mỗi ngày, sau giờ học Mỹ đều ở lại trường tập dợt đường banh.
Có khi tới 6 hay 7 giờ tối mới về nhà. Đây là điều hai cha con luôn
luôn bất đồng. Ông rầy con: "Mày không lo học thì lớn cho mày đi
hốt rác". Lúc đầu Mỹ còn cãi: "Hốt ra cũng là nghề, mà
ba". Nhưng cãi không lại ba, sau này Mỹ chỉ lặng thinh. Ông Tư
Nghiêm tức lắm đổi giọng: "Mày mà còn đá banh thì tao đuổi ra
khỏi nhà". Mỹ lại cãi qua loa nhưng lại thua lý của ba.
Bị ba
"đuổi khỏi nhà quá nhiều lần. Cuối cùng, Mỹ làm thiệt.
***
Một hôm ông
Tư Nghiêm không thấy Mỹ về nhà nữa. Ông cuống cuồng. Ông chạy tới sân
banh. Vắng lặng. Ông điện thoại qua nhà cô Sáu. Qua nhà dì Tám, chú
Chín, dượng Mười, cô Út. Đâu đâu cũng không thấy Mỹ.
Ông lên xe
tới từng nhà của mấy thắng bạn mà ông có lần chỡ Mỹ tới chơi. Ông
hớt ha hớt hãi hỏi thăm: "Có thằng Mỹ nhà tui đây không?".
Tới nhà ai, ông cũng phải "vạch áo cho người xem lưng". Thiệt
là xấu hỗ khi khi có thắng con ham chơi như Mỹ. Ông nghĩ như vậy.
***
Ông Tư Nghiêm
tính báo cho cảnh sát. Nhưng sợ chuyện nhà bị lên báo. Cuối cùng, ông
nhớ ra nhà thằng Johnny. Mỹ và Johnny thân lắm. Chắc là Johnny biết.
Đúng vậy,
ông Tư Nghiêm tới nhà Johnny thì gặp ngay chóc Mỹ. Tất cả lo lắng,
cuống cuồng của người cha bay mất tiêu. Ông Tư Nghiêm sừng sộ với con:
"Mày là thằng mất dạy! Mày làm xấu hỗ cho cả nhà. Mày bỏ nhà
ra đi làm cho chả xóm biết hết chuyện nhà mình". Ông Tư Nghiêm xổ
hết nỗi lòng của người cha thương con trong khi Mỹ im lặng chịu trận.
Cuối cùng,
ông hỏi: "Tại sao mày lại bỏ nhà ra đi?"
Mỹ trả lời:
"Ba đuổi con thì con đi".
OG3T
Có lẽ cha mẹ người Việt mình cũng nên nghĩ lại vài ba câu nói làm cho con nít ở đây hiểu lầm (khi chúng dịch qua tiếng Anh). Thí dụ như: Tao đánh mày chết. Tao giết mày thì còn sướng hơn thấy cái mặt lì lợm của mày. Quả là chữ "đuổi mày ra khỏi nhà" của ông Tư Nghiêm đâu có nghĩa là "đuổi thiệt". Ổng đuổi miệng thôi.
ReplyDeleteKHOA
Đúng như ông Khoa nói...tụi trẻ hay dễ hiểu lầm...Nếu nó kém tiếng Việt thì tốt nhất dùng tiếng Anh...nhất là những vấn đề quan trọng.:)
ReplyDeleteThế ngộ nhỡ tiếng Anh mình dở ẹt thì làm sao mà ếch bờ leng cho chúng hiểu đây thầy ?
DeleteLời comment này đúng ra muội nên comment ở bài 'Chơi Bonsai " nhưng thấy bên phần bài này cũng hợp lý.
ReplyDeleteCác cụ xưa có nói : Con là nợ, vợ là oan gia. cửa nhà là nghiệp báo ?. Các ông chính là đi tìm OAN GIA, tạo ra NỢ, nên hãy vui lòng mà trả NGHIỆP BÁO đi, Ông Yamaham chưa biết sợ NỢ nên cứ đòi " Bonsai chơi già ,đàn bà chơi trẻ" khâm phục ,khâm phục, ông muốn nợ suốt đời phải không ông ?
Trong loạt bài Teen, tôi có nói " Con là Người xin hãy cho con làm Người " tôn trọng vả hiểu con thì sẽ không còn Nợ nữa